Cụ thể, với các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và doanh nghiệp, cần đảm bảo đầy đủ, thông suốt các mặt hàng xăng, dầu, lương thực thực phẩm thiết yếu, khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn... đáp ứng đầy đủ, phục vụ người dân. Tuyên truyền đến cán bộ, nhân viên, người lao động về nguy cơ, tác hại của dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Chính phủ và UBND TPHCM. Yêu cầu 100% cán bộ, nhân viên, người lao động trực tiếp kinh doanh phải đeo khẩu trang và rửa tay kháng khuẩn trong quá trình trao đổi, mua bán, giao dịch với khách hàng. Nhắc nhở khách hàng phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi tiếp xúc, mua sắm, giao dịch; bố trí dung dịch rửa tay kháng khuẩn; thực hiện 5K của Bộ Y tế...
UBND TP Thủ Đức và các quận huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, không niêm yết giá hoặc tăng giá bán tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà thuốc và cửa hàng; tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch.
Hướng dẫn các đơn vị đang kinh doanh, hoạt động lĩnh vực chợ (gồm cả chợ đầu mối), siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên địa bàn TPHCM thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Các tin, bài viết khác
-
Lãi suất Chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM thấp nhất 5,9%/năm
-
Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng
-
Chương trình bình ổn giá tại TPHCM phát huy hiệu quả
-
Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định
-
Phát triển nền nông nghiệp bền vững
-
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa cho người dân thành phố
-
TPHCM: 133 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
-
Hà Nội: Phát triển 30-40 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
-
Vissan tái cơ cấu ngành thực phẩm tươi sống, mở rộng bán hàng online
-
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 10,2%