Tập huấn phân loại rác từ nguồn

Trên cơ sở mối quan hệ Đối tác Chiến lược được thiết lập vào năm 2009 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, ngày 7-7-2011 thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và thành phố Osaka đã ký kết Bản ghi nhớ về những lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai thành phố, Dự án “Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 và phường 14 quận Bình Thạnh” được triển khai dưới sự phối hợp của các chuyên gia từ hai thành phố với mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và từng bước cải thiện hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn hiện tại theo hướng phát triển bền vững.

(SGGP).- Trên cơ sở mối quan hệ Đối tác Chiến lược được thiết lập vào năm 2009 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, ngày 7-7-2011 thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và thành phố Osaka đã ký kết Bản ghi nhớ về những lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai thành phố, Dự án “Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 và phường 14 quận Bình Thạnh” được triển khai dưới sự phối hợp của các chuyên gia từ hai thành phố với mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và từng bước cải thiện hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn hiện tại theo hướng phát triển bền vững.

Sự kiện này sẽ được tổ chức một lần, bao gồm các hoạt động: tập huấn cho tất cả các chủ nguồn thải trên địa bàn là đối tượng trực tiếp thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn với mục đích tạo được sự đồng tình, ủng hộ và tự nguyện tham gia của các chủ nguồn thải.

Nội dung tập huấn tập trung vào việc giải thích lý do phải thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn: giúp giảm chi phí xử lý chất thải rắn và các tác động xấu của chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học được chôn lấp, cách thức triển khai chương trình và cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Để hỗ trợ các chủ nguồn thải thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, sau khi kết thúc buổi tập huấn, đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM sẽ tiến hành phát thùng rác thực hiện chương trình tới từng hộ gia đình.

SƠN LAM

Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên

(SGGP).- Đó là một trong những mục tiêu chính của Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo tồn và sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển đất nước theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến lược này đề ra nhiệm vụ phải bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, xác định các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng và thực hiện mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên; đẩy nhanh việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển và đất ngập nước đã được quy hoạch; thiết lập các hành lang đa dạng sinh học kết nối với các sinh cảnh nơi có các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép nhằm bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn...

Các hoạt động trên nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ, diện tích các khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; rừng nguyên sinh được giữ ở mức 0,57 triệu ha và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả. Bên cạnh đó, diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô cần được duy trì ở mức hiện có; 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái được phục hồi; số lượng các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam được quốc tế công nhận đạt 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN.

MINH HUY

Tin cùng chuyên mục