Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) - đơn vị trực tiếp thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, cho biết, việc thả cá Koi được thực hiện tại 2 điểm thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano - Bioreactor là một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Ngoài ra, cá chép Tam Dương của Việt Nam cũng được thả nhằm chứng minh kết quả sau thời gian xử lý nước ô nhiễm tại 2 điểm trên.
Đại diện Công ty JVE cũng cho biết, trong đợt này đơn vị đã thả 50 con cá Koi, 50 con cá vàng Việt Nam xuống bể số 4 (bể sau xử lý), trong hệ thống xử lý nước sông 4 bước trên sông Tô Lịch; thả 100 con cá rô phi, mè, chép loại nhỏ xuống một góc hồ Tây để chứng minh nước Tô Lịch sau xử lý có các chỉ số đảm bảo sinh vật như cá phát triển.
Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản khởi động từ ngày 16-5. Theo đánh giá ban đầu, sau 3 tuần thử nghiệm công nghệ Nano - Bioreactor, các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi giảm đáng kể. Đặc biệt, với 4 mẫu nước, bùn được lấy ở 2 khu vực trước và sau xử lý, độ dày bùn ở sông Tô Lịch đã giảm rõ rệt.
Các tin, bài viết khác
-
Dẹp kênh livestream tiêu cực
-
Tham gia chữa cháy nhà máy, 3 nhân viên thiệt mạng
-
Lũ ống, 3 người tử vong
-
Bình Thuận: Cá voi nặng gần 10 tấn, dài 15m lụy ngoài khơi được đưa vào bờ
-
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ và dịp bầu cử
-
Những người lính thời bình
-
Cùng nhau nói tiếng Anh
-
Nỗi lo ô nhiễm nước đầu nguồn
-
Vận tải: Dự báo “nóng” tuyến gần
-
Bộ GTVT thúc đẩy tiến độ dự án đường Vành đai 3 TPHCM