Thách thức và thời cơ

Thách thức lớn mà TPHCM sẽ phải đối mặt trong một vài thập kỷ tới là vừa tiến hành xây dựng thành phố công nghiệp - dịch vụ hiện đại, nông nghiệp tiên tiến vừa hướng tới một TP phát triển bền vững, có lượng phát thải carbon thấp, xanh - sạch - đẹp.
Thách thức và thời cơ

Thách thức lớn mà TPHCM sẽ phải đối mặt trong một vài thập kỷ tới là vừa tiến hành xây dựng thành phố công nghiệp - dịch vụ hiện đại, nông nghiệp tiên tiến vừa hướng tới một TP phát triển bền vững, có lượng phát thải carbon thấp, xanh - sạch - đẹp.

        Những thách thức lớn

Tại hội nghị thủy lợi gần đây đã nêu lên nhiều hiện tượng cảnh báo môi trường từ tác động của biến đổi khí hậu rất đáng quan ngại đối với TPHCM cũng như toàn bộ vùng đồng bằng. Các khu vực nông nghiệp ngoại thành và các tỉnh lân cận do nằm trong vùng thấp nên chịu ảnh hưởng bởi hệ thống nước sông khi triều cường và mưa lớn với diện tích khoảng 2.340km² với trên 5,5 triệu người cùng việc xả lũ của các hồ chứa nước trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn… đã làm vỡ đê bao, tạo nên ngập úng sâu và kéo dài gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. Những cơn mưa lớn trên 100mm xuất hiện nhiều hơn, kết hợp triều cường các điểm ngập lụt tại các khu vực, đường phố và trở nên phổ biến hơn và có thể nhiều hơn. Mưa lớn kết hợp triều cường và xả lũ ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến.

Như vậy, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng bất lợi đến TPHCM trong những thập kỷ tới. Lượng mưa được dự báo sẽ giảm trong mùa khô và tăng trong mùa mưa. Nhiệt độ trung bình được dự báo sẽ tăng là 10C cho đến năm 2050 và 2,60C cho đến năm 2100. Mực nước biển dự kiến sẽ tăng 30cm cho đến năm 2050 và tiếp tục tăng trong khoảng 65 - 100cm vào năm 2100 so với mực nước biển trung bình trong giai đoạn 1980 - 1999. Như vậy, TPHCM sẽ chịu ảnh hưởng hỗn hợp các yếu tố: tăng nhiệt độ dẫn đến nhiệt độ cao hơn trong thành phố; suy giảm chất lượng không khí và nguồn nước; mực nước biển dâng lên dẫn đến nguy cơ ngập lụt và nhiễm mặn tăng lên, kết hợp với triều cường sẽ tạo ra các đỉnh lũ cao hơn; tăng lượng mưa trong mùa mưa sẽ tạo ngập úng nhiều hơn và hệ quả thay đổi dòng chảy của hệ thống sông ngòi dẫn đến sự gia tăng các sự cố vỡ đê bao, gia tăng tần suất ngập lụt. Một ảnh hưởng kép nữa nếu công tác quản lý bảo vệ môi trường sống không được quan tâm đầy đủ.

Tạo thêm nhiều mảng xanh có thể giảm thiểu được hiệu ứng nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Khu vực có nhiều mảng xanh tại khu trung tâm TPHCM. Ảnh: HUY ANH

Tạo thêm nhiều mảng xanh có thể giảm thiểu được hiệu ứng nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Khu vực có nhiều mảng xanh tại khu trung tâm TPHCM. Ảnh: HUY ANH

Sự phát triển nhanh chóng của TPHCM (GDP trung bình 8% - 9% năm) sẽ tạo áp lực đối với việc cải thiện nâng cao điều kiện môi trường sống cho người dân. Tăng trưởng nhanh tạo áp lực cho khoảng không gian xanh trong TP, giao thông với đặc trưng các phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh chóng dẫn đến thường xuyên kẹt đường và ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Nhiều ngành công nghiệp chậm đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại, quản lý ô nhiễm môi trường của chủ nguồn thải công nghiệp còn yếu kém, nước thải, khói bụi chưa được xử lý. Nước ngầm bị khai thác, sử dụng có phép và trái phép (cả trong sinh hoạt và sản xuất) dẫn đến hiện tượng lún sụt ở nhiều khu vực. Thay đổi dòng chảy và bồi lắng dịch chuyển nên việc xây dựng bến cảng và nạo vét các dòng sông ngày càng tốn kém. Việc ngập lụt sẽ gây khó khăn và tốn kém nhiều hơn cho việc phát triển TP sang các đô thị vệ tinh mới. Một thách thức nữa là nhận thức của mọi người về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu diễn biến một cách từ từ chậm rãi nên khó thấy ngay nguy cơ trước mắt. Thêm nữa, tốc độ và độ lớn của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội của thành phố khó dự đoán một cách chính xác.

        Thời cơ

Dựa trên tiềm năng phát triển quan trọng có liên quan đến biến đổi khí hậu, sự phát triển nhanh chóng của TP là một cơ hội để thích nghi với biến đổi khí hậu do các biện pháp có thể được lồng ghép vào các dự án và kế hoạch phát triển dự kiến. Xây dựng bản đồ ngập úng với các tổ hợp mưa lớn + triều cường + xả lũ từ các hồ chứa nước cho thành phố và vùng đồng bằng. Hoàn thiện các quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể của thành phố với các kịch bản lồng ghép của biến đổi khí hậu trong đó chú trọng đến định hướng không gian phát triển đô thị của thành phố về phía Tây Bắc và phía Đông thành phố.

Xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và chương trình hành động hướng tới một TPHCM thích ứng với khí hậu trong tương lai với mục tiêu một TP phát triển xanh - sạch - đẹp và bền vững, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường như một điều kiện cần, một chốt hãm với quá trình biến đổi khí hậu. Kết nối với các địa phương trong vùng trên cùng hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai để phối hợp hành động với hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh Hợp tác quốc tế đặc biệt đối với các thành phố, khu vực trên thế giới có nhiều kinh nghiệm ứng phó và khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu như Rotterdam (Hà Lan). Nâng cao năng lực và nâng cao nhận thức cộng đồng của người dân, đưa kiến thức thông qua hoạt động ngoại khóa, môn học trong các trường học từ phổ thông tới giáo dục đại học.

Thách thức và thời cơ để thích ứng với biến đổi khí hậu là nỗ lực chung của mọi ngành, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan để từ bị động bước sang chủ động và đảm bảo được mục tiêu phát triển của TP trên mọi mặt kinh tế - xã hội.

NGUYỄN VĂN CHIẾN
Văn phòng Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục