Liên quan đến việc Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM) có kế hoạch cắt giảm 6.000 lao động, UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị liên quan có giải pháp chăm lo, hỗ trợ những trường hợp gặp khó khăn.
Theo văn bản vừa được Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam ký ngày 16-1, hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm trong các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 sẽ được tổ chức công đoàn hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với mức 1-3 triệu đồng/người (1 lần) để trang trải những khó khăn trước mắt.
Thị trường lao động quý 4 năm 2022 tiếp tục phục hồi nhưng chậm dần, do cầu thế giới đang giảm, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết tại cuộc họp báo sáng 10-1. Tình trạng này có thể kéo dài đến hết quý 1-2023 hoặc đầu quý 2-2023.
Người dân băn khoăn, lo lắng trước tình trạng thất nghiệp của nhiều công nhân, lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các địa phương, nhất là vào thời điểm cuối năm.
Đánh vào tâm lý tăng tốc cuối năm để có thêm thu nhập của nhiều người, những tin nhắn làm quen đầy “mật ngọt” hứa hẹn phi vụ kiếm tiền “khủng” khiến không ít người tò mò. Tuy nhiên, tiền sẽ đến từ đâu, lợi nhuận ra sao thì thực tế khó lường đến ngỡ ngàng.
Là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển bậc nhất Đông Nam bộ, nhưng các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp (KCN) ở Đồng Nai đang bị thiếu đơn hàng, khả năng phải thu hẹp sản xuất, khiến một bộ phận người lao động (NLĐ) nghỉ không lương phải về quê ăn tết sớm.
Góp phần giải quyết tình hình khó khăn trong kinh doanh xăng dầu, TPHCM đưa giải pháp các cây xăng Petrolimex hoạt động 24/24 phục vụ người dân. Các phương tiện vận chuyển xăng được phép lưu thông vào giờ hạn chế đến ngày 15-1-2023.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong nước và thị trường xuất khẩu lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203.700 người so với năm trước.
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Xã hội diễn ra ngày 17-11 tại Nhà Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, dịch Covid-19 đã làm khoảng 1,8 triệu lao động mất việc làm. Tuy nhiên không phải tất cả lao động bị mất việc làm đều tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và không phải tất cả người tham gia BHTN đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi các tỉnh thành phía Nam nới lỏng giãn cách, các công ty, xí nghiệp hoạt động trở lại, nhiều lao động ở các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu vào Nam, tiếp tục công việc để mưu sinh.
Trong quý 3 vừa qua, thu nhập bình quân tháng của lao động là 5,2 triệu đồng, giảm 877.000 đồng so với quý trước và giảm 603.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
TPHCM vừa kích hoạt khẩn cấp gói hỗ trợ lần 3, dự kiến chi hỗ trợ hơn 7,3 triệu người dân khó khăn. Đối tượng và các thủ tục để được nhận là 2 nội dung được người dân đặc biệt quan tâm. Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM, đã có cuộc trao đổi với Báo SGGP xung quanh gói hỗ trợ lần này.
Nhận túi quà hỗ trợ từ chủ phòng trọ, Văn Tiến D. (29 tuổi, kỹ sư công nghệ thông tin, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) tâm sự: “Nhận phần quà này cũng ngại lắm vì trong dãy trọ có nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn tôi, nhưng thiệt tình là tôi cũng hết cách xoay”.
Phóng viên Báo SGGP đã đến khu nhà trọ ở khu vực cầu Ông Bồn và khu trọ tại số 147, trên đường Bưng Ông Thoàn (khu phố 2, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TPHCM) tìm hiểu thông tin, khi trước đó ngày 27-8, có một số người thuê trọ ở đây kéo ra vòng xoay Liên Phường để phản ứng với lý do: Chưa nhận được gói hỗ trợ người lao động tự do thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tại cửa ngõ TPHCM đi các tỉnh miền Tây qua huyện Bình Chánh, những ngày qua ghi nhận rất nhiều người dân tự đi xe máy về quê. Dù đã được lực lượng chức năng giải thích, thuyết phục, nhưng một số người dân cố tình vượt chốt, gây mất trật tự nên đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Sau khi được các nhà hảo tâm ở tỉnh Ninh Thuận và một số nơi khác hỗ trợ, 4 mẹ con bà Nguyễn Thị Hương (quê tỉnh Nghệ An) đã mua được vé tàu, chuẩn bị trở về quê hương.
Việc chi hỗ trợ cho lao động tại các doanh nghiệp được triển khai nhanh gọn trong 10 ngày (từ ngày 16-7 đến ngày 25-7). Đặc biệt, Sở LĐTB-XH TPHCM đang xem xét, đề xuất TPHCM bổ sung hỗ trợ các lao động tự do làm nghề phụ hồ, bảo vệ, giúp việc nhà, bán báo dạo.
Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM cho biết, gần 214.000 người trong tổng số 231.000 lao động tự do đã được hỗ trợ (chiếm gần 93%). Từ ngày 16-7, TPHCM tập trung chi hỗ trợ đối với 92.000 lao động ở các doanh nghiệp đang tạm hoãn việc, ngừng việc, nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp,