Trao đổi với Báo SGGP, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng - thủy văn, cảnh báo thời tiết ngày càng cực đoan, khó lường và mỗi chúng ta cần phải đề cao ý thức chủ động ứng phó.
- PHÓNG VIÊN: Thưa ông, năm nay được dự báo sẽ không nắng nóng nhưng trên thực tế người dân miền Bắc, miền Trung vừa trải qua một đợt nắng nóng kinh hoàng. Vậy nguyên nhân là gì?
>> Ông LÊ THANH HẢI: Các đợt nắng nóng xảy ra ở miền Bắc, miền Trung vào mùa hè chủ yếu là do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp nóng được hình thành và hoạt động ở phía Tây của lục địa châu Á, kết hợp với hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh từ bồn địa Tứ Xuyên (Trung Quốc) phả nhiệt lượng xuống phía Đông Nam. Hiệu ứng phơn là gió Tây khô nóng trên đường di chuyển xuống phía Đông Nam bị mất hơi nước do nhiệt độ cao tác động. Vì vậy, trong các ngày có nắng nóng gay gắt, độ ẩm trong không khí ở miền Bắc và miền Trung giảm đột ngột, đồng thời nắng nóng cũng đến nhanh hơn, nhiệt độ tăng cao khiến mọi người cảm thấy khó chịu.
Theo quan trắc của chúng tôi, tính đến ngày 7-7, đợt nắng nóng ở miền Bắc đã kéo dài tới 9 ngày liên tục, còn ở miền Trung thì hiện vẫn đang tiếp tục và đây là một đợt nắng nóng khá điển hình. Tuy nhiên, vẫn chưa vượt kỷ lục đợt nắng nóng năm 2017, khi năm ngoái nhiệt độ tại Hà Nội lên tới 41,8°C còn năm nay chỉ 40°C, nơi cao nhất là tại Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) trên 41°C.
Nắng nóng kéo dài hơn 1 tuần với nhiệt độ cao làm cuộc sống người dân bị đảo lộn nhưng theo số liệu lưu trữ thì vẫn chưa bằng năm 2010 với đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày, còn năm 2015 có một đợt nắng nóng tới 11 ngày (do ảnh hưởng của El Nino).
Mặc dù chưa vượt kỷ lục về số ngày xảy ra nắng nóng gay gắt nhưng điều đáng chú ý là đợt nắng nóng vừa qua có tới 5 ngày xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt, trong khi các đợt trước diễn ra trong 2-3 ngày.
- Trong thời gian tới có còn đợt nắng nóng nào nữa không?
Theo dự báo dài hạn của cơ quan dự báo khí tượng - thủy văn, trong tháng 7 có thể có 2 đợt nắng nóng và 2 cơn bão trên biển Đông.
Tuy nhiên, trong vòng 10-15 ngày tới, chưa có dấu hiệu của đợt nắng nóng kế tiếp tại miền Bắc, còn miền Trung thì vẫn nắng nóng kéo dài. Tại miền Trung, thông thường phải tới tháng 9-10 mới hết nắng nóng.
Với 2 cơn bão trên biển Đông, sẽ có 1 cơn bão có thể ảnh hưởng tới đất liền. Theo dự báo, trong các tháng 7, 8, 9, 10 năm nay, trung bình mỗi tháng sẽ có 2 cơn bão. Càng về các tháng cuối năm, khả năng ảnh hưởng tới đất liền càng nhiều. Tuần tới có thể sẽ có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
- Nhiều người cho rằng trong đợt nắng nóng vừa qua nhiệt độ thực tế không phải 40°C mà lên tới 42°C, thậm chí có nơi người dân đo được nhiệt độ lên tới 45°C, có thể luộc chín tôm, trứng dưới trời nắng nóng… Phải chăng số liệu không đúng?
Mức nhiệt độ mà cơ quan dự báo chúng tôi đưa ra là mức nhiệt độ được đo tại vườn khí tượng trong nhà gỗ nên thấp hơn so với thực tế và chúng tôi chỉ công bố các mức nhiệt độ theo quy chuẩn quan trắc khí tượng. Còn trên thực tế, nền nhiệt ngoài trời hoặc tại các khu đô thị, nơi nhà bê tông dày đặc, tại các vùng núi đá vôi… nhiệt độ có thể chênh hơn 1-4°C.
- Vậy mùa hè tới, làm thế nào để tránh những nguy hiểm do nắng nóng gây ra?
Hiện nắng nóng đã được coi là 1 trong tổng số 19 loại hình thiên tai được quy định trong Luật Phòng chống thiên tai. Trong đợt nắng nóng vừa qua, trên thế giới cũng đã có nhiều người tử vong. Theo cuốn Thiên tai và cách phòng chống - NXB Giáo dục Việt Nam, do nhiệt độ cơ thể con người tương đối ổn định (không giống như bò sát), nhiệt độ của da khoảng 32-33°C, nếu vượt quá 33°C thì da tỏa nhiệt rất khó khăn. Khi nhiệt độ lên tới 35°C và hơn nữa, da chịu ảnh hưởng lớn, làm đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi toát ra quá nhiều sẽ làm mất muối trong cơ thể, gây chóng mặt, sốt cao, thậm chí hôn mê. Đó chính là hiện tượng cảm nắng hay say nắng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cảm nắng, say nắng nặng có thể làm chết người.
Vì vậy, vào những ngày trời nắng nóng gay gắt như vừa qua, người dân không nên đi ra ngoài trời nếu không có việc cần thiết. Bất đắc dĩ phải ra ngoài thì cần có biện pháp tránh nắng như đội nón rộng vành, che ô, đeo kính mát, khẩu trang, mặc áo quần sáng màu, rộng... để vừa tránh ánh nắng trực tiếp kèm tia tử ngoại, vừa giúp cơ thể tỏa nhiệt... Khi toát nhiều mồ hôi phải bổ sung lượng muối vừa phải, nước, khoáng chất và vitamin...
- Thưa ông, cuối tháng 6, một xoáy thấp hình thành ở Bắc bộ đã gây mưa lũ kinh hoàng, nhiều người thiệt mạng. Liền sau đó là đợt nắng nóng dài ngày. Hiện lại xuất hiện xoáy thấp mới tương tự như xoáy thấp cũ. Vì sao bây giờ chỉ cần xoáy thấp, mưa đầu mùa mà đã gây ra mưa lũ dữ dội như vậy?
Có 2 loại xoáy thấp. Một loại xoáy thấp mà chúng ta thường nhắc tới là các xoáy thấp nhiệt đới hình thành từ các rãnh thấp trên biển, có thể phát triển lên thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Còn xoáy thấp ở miền Bắc được hình thành trên lục địa do một hình thái khí hậu di chuyển từ phía Bắc xuống là nguyên nhân gây ra mưa lớn. Thực ra, từ xưa đến nay vẫn có các xoáy thấp nhưng tại sao bây giờ cứ mưa là xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét dù không phải là mưa lớn do hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới thì các cơ quan chức năng cần có một cuộc nghiên cứu, đánh giá tổng thể để tìm nguyên nhân. Có phải là do môi trường sinh thái bị suy thoái, rừng bị mất, nhiều công trình thủy điện xả lũ gây ra lũ hoặc do cấu tạo địa chất thay đổi?
Trong khi chúng ta chưa đưa ra được các lý giải về nguyên nhân thực sự, người dân và các cơ quan chức năng cần phải đặc biệt cảnh giác với các hình thái thời tiết nguy hiểm như vậy.
Nói thêm là cũng chính kiểu xoáy thấp tương tự đã từng gây đợt mưa lớn, lũ lụt nặng nề tại TP Hạ Long và TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào tháng 7-2015, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Còn trong tháng 6 vừa qua, xoáy thấp đã gây mưa lũ nặng nề, làm sạt lở nặng tại nhiều tuyến đường giao thông các tỉnh ở Tây Bắc, nhà cửa bị vùi lấp, làm nhiều người thiệt mạng.
Theo quan trắc, trong 2 ngày qua, xoáy thấp đã bắt đầu gây mưa trở lại ở các tỉnh miền núi phía Bắc và cần phải đề phòng có thể gây ra mưa to, xuất hiện lũ ống, lũ quét, sạt lở ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái... Hiện Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia đã và đang liên tục đưa các bản tin để cảnh báo đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở có thể quay trở lại này.
- Xin cảm ơn ông!
>> Ông LÊ THANH HẢI: Các đợt nắng nóng xảy ra ở miền Bắc, miền Trung vào mùa hè chủ yếu là do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp nóng được hình thành và hoạt động ở phía Tây của lục địa châu Á, kết hợp với hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh từ bồn địa Tứ Xuyên (Trung Quốc) phả nhiệt lượng xuống phía Đông Nam. Hiệu ứng phơn là gió Tây khô nóng trên đường di chuyển xuống phía Đông Nam bị mất hơi nước do nhiệt độ cao tác động. Vì vậy, trong các ngày có nắng nóng gay gắt, độ ẩm trong không khí ở miền Bắc và miền Trung giảm đột ngột, đồng thời nắng nóng cũng đến nhanh hơn, nhiệt độ tăng cao khiến mọi người cảm thấy khó chịu.
Theo quan trắc của chúng tôi, tính đến ngày 7-7, đợt nắng nóng ở miền Bắc đã kéo dài tới 9 ngày liên tục, còn ở miền Trung thì hiện vẫn đang tiếp tục và đây là một đợt nắng nóng khá điển hình. Tuy nhiên, vẫn chưa vượt kỷ lục đợt nắng nóng năm 2017, khi năm ngoái nhiệt độ tại Hà Nội lên tới 41,8°C còn năm nay chỉ 40°C, nơi cao nhất là tại Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) trên 41°C.
Nắng nóng kéo dài hơn 1 tuần với nhiệt độ cao làm cuộc sống người dân bị đảo lộn nhưng theo số liệu lưu trữ thì vẫn chưa bằng năm 2010 với đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày, còn năm 2015 có một đợt nắng nóng tới 11 ngày (do ảnh hưởng của El Nino).
Mặc dù chưa vượt kỷ lục về số ngày xảy ra nắng nóng gay gắt nhưng điều đáng chú ý là đợt nắng nóng vừa qua có tới 5 ngày xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt, trong khi các đợt trước diễn ra trong 2-3 ngày.
- Trong thời gian tới có còn đợt nắng nóng nào nữa không?
Theo dự báo dài hạn của cơ quan dự báo khí tượng - thủy văn, trong tháng 7 có thể có 2 đợt nắng nóng và 2 cơn bão trên biển Đông.
Tuy nhiên, trong vòng 10-15 ngày tới, chưa có dấu hiệu của đợt nắng nóng kế tiếp tại miền Bắc, còn miền Trung thì vẫn nắng nóng kéo dài. Tại miền Trung, thông thường phải tới tháng 9-10 mới hết nắng nóng.
Với 2 cơn bão trên biển Đông, sẽ có 1 cơn bão có thể ảnh hưởng tới đất liền. Theo dự báo, trong các tháng 7, 8, 9, 10 năm nay, trung bình mỗi tháng sẽ có 2 cơn bão. Càng về các tháng cuối năm, khả năng ảnh hưởng tới đất liền càng nhiều. Tuần tới có thể sẽ có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
- Nhiều người cho rằng trong đợt nắng nóng vừa qua nhiệt độ thực tế không phải 40°C mà lên tới 42°C, thậm chí có nơi người dân đo được nhiệt độ lên tới 45°C, có thể luộc chín tôm, trứng dưới trời nắng nóng… Phải chăng số liệu không đúng?
Mức nhiệt độ mà cơ quan dự báo chúng tôi đưa ra là mức nhiệt độ được đo tại vườn khí tượng trong nhà gỗ nên thấp hơn so với thực tế và chúng tôi chỉ công bố các mức nhiệt độ theo quy chuẩn quan trắc khí tượng. Còn trên thực tế, nền nhiệt ngoài trời hoặc tại các khu đô thị, nơi nhà bê tông dày đặc, tại các vùng núi đá vôi… nhiệt độ có thể chênh hơn 1-4°C.
- Vậy mùa hè tới, làm thế nào để tránh những nguy hiểm do nắng nóng gây ra?
Hiện nắng nóng đã được coi là 1 trong tổng số 19 loại hình thiên tai được quy định trong Luật Phòng chống thiên tai. Trong đợt nắng nóng vừa qua, trên thế giới cũng đã có nhiều người tử vong. Theo cuốn Thiên tai và cách phòng chống - NXB Giáo dục Việt Nam, do nhiệt độ cơ thể con người tương đối ổn định (không giống như bò sát), nhiệt độ của da khoảng 32-33°C, nếu vượt quá 33°C thì da tỏa nhiệt rất khó khăn. Khi nhiệt độ lên tới 35°C và hơn nữa, da chịu ảnh hưởng lớn, làm đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi toát ra quá nhiều sẽ làm mất muối trong cơ thể, gây chóng mặt, sốt cao, thậm chí hôn mê. Đó chính là hiện tượng cảm nắng hay say nắng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cảm nắng, say nắng nặng có thể làm chết người.
Vì vậy, vào những ngày trời nắng nóng gay gắt như vừa qua, người dân không nên đi ra ngoài trời nếu không có việc cần thiết. Bất đắc dĩ phải ra ngoài thì cần có biện pháp tránh nắng như đội nón rộng vành, che ô, đeo kính mát, khẩu trang, mặc áo quần sáng màu, rộng... để vừa tránh ánh nắng trực tiếp kèm tia tử ngoại, vừa giúp cơ thể tỏa nhiệt... Khi toát nhiều mồ hôi phải bổ sung lượng muối vừa phải, nước, khoáng chất và vitamin...
- Thưa ông, cuối tháng 6, một xoáy thấp hình thành ở Bắc bộ đã gây mưa lũ kinh hoàng, nhiều người thiệt mạng. Liền sau đó là đợt nắng nóng dài ngày. Hiện lại xuất hiện xoáy thấp mới tương tự như xoáy thấp cũ. Vì sao bây giờ chỉ cần xoáy thấp, mưa đầu mùa mà đã gây ra mưa lũ dữ dội như vậy?
Có 2 loại xoáy thấp. Một loại xoáy thấp mà chúng ta thường nhắc tới là các xoáy thấp nhiệt đới hình thành từ các rãnh thấp trên biển, có thể phát triển lên thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Còn xoáy thấp ở miền Bắc được hình thành trên lục địa do một hình thái khí hậu di chuyển từ phía Bắc xuống là nguyên nhân gây ra mưa lớn. Thực ra, từ xưa đến nay vẫn có các xoáy thấp nhưng tại sao bây giờ cứ mưa là xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét dù không phải là mưa lớn do hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới thì các cơ quan chức năng cần có một cuộc nghiên cứu, đánh giá tổng thể để tìm nguyên nhân. Có phải là do môi trường sinh thái bị suy thoái, rừng bị mất, nhiều công trình thủy điện xả lũ gây ra lũ hoặc do cấu tạo địa chất thay đổi?
Trong khi chúng ta chưa đưa ra được các lý giải về nguyên nhân thực sự, người dân và các cơ quan chức năng cần phải đặc biệt cảnh giác với các hình thái thời tiết nguy hiểm như vậy.
Nói thêm là cũng chính kiểu xoáy thấp tương tự đã từng gây đợt mưa lớn, lũ lụt nặng nề tại TP Hạ Long và TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào tháng 7-2015, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Còn trong tháng 6 vừa qua, xoáy thấp đã gây mưa lũ nặng nề, làm sạt lở nặng tại nhiều tuyến đường giao thông các tỉnh ở Tây Bắc, nhà cửa bị vùi lấp, làm nhiều người thiệt mạng.
Theo quan trắc, trong 2 ngày qua, xoáy thấp đã bắt đầu gây mưa trở lại ở các tỉnh miền núi phía Bắc và cần phải đề phòng có thể gây ra mưa to, xuất hiện lũ ống, lũ quét, sạt lở ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái... Hiện Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia đã và đang liên tục đưa các bản tin để cảnh báo đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở có thể quay trở lại này.
- Xin cảm ơn ông!