Theo Sở QH-KT, hệ thống sông rạch chiếm 16,8% diện tích toàn TPHCM. Ngoài sông Sài Gòn dài 256km, TPHCM còn có một hệ thống kênh rạch lớn nhỏ như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm..., lên đến 112 tuyến, với tổng chiều dài hơn 900km.
TP đã ban hành 2 quyết định (QĐ 50/2004 và QĐ 22/2017) về quản lý và sử dụng hành lang ven bờ sông, suối, kênh rạch; Quyết định số 28/2016 quy định phân cấp quản lý. Tuy nhiên đến nay, việc quản lý, khai thác các tuyến sông rạch còn nhiều bất cập. Đối với quy hoạch, ngoại trừ đồ án năm 2010 do Viện Quy hoạch thực hiện ở quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, bờ hữu sông Sài Gòn (10 đồ án quy hoạch phân khu) là liền lạc với nhau, là cơ sở pháp lý cho các địa phương quản lý, còn những quận huyện khác cũng có đồ án nhưng quy hoạch không cùng thời điểm, dẫn đến ý tưởng khác nhau, không liền lạc.
Thực trạng hiện nay, đối với sông Sài Gòn, các dự án bất động sản san sát nhau, không có khoảng trống dành cho hoạt động cộng đồng. Ngoài ra, việc đầu tư chỉnh trang hoàn chỉnh hệ thống kè bờ tại các dự án đã hoàn thành như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa- Lò Gốm, kết quả đem lại chủ yếu về ý nghĩa môi trường, dân sinh, nhưng không khai thác được quỹ đất 2 bên. Mục đích của hội thảo là đánh giá tổng thể vị thế sông rạch của TPHCM và hiện trạng, từ đó đề xuất giải pháp quản lý, lập thiết kế đô thị ở những khu vực nhạy cảm, cũng như cơ chế thu hút đầu tư…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Sẽ có phân khu tài chính kinh tế tại Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
-
Kiến nghị được cấp phép xây dựng chính thức tại khu quy hoạch đất hỗn hợp
-
Đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi Quy hoạch phát triển các KCN
-
Hệ lụy từ “vết dầu loang”
-
Kiến nghị tổ chức lại Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận huyện
-
Các dự án lớn phải bố trí đất phát triển thể dục thể thao
-
Thay đổi để sử dụng tài nguyên đất hiệu quả - Bài 2: Chống đầu cơ, lãng phí từ đâu?
-
Thay đổi để sử dụng tài nguyên đất hiệu quả - Bài 1: Lãng phí từ đầu cơ đến quy hoạch treo
-
Khai thác hiệu quả hệ sinh thái bờ sông Sài Gòn
-
Nhiều trường hợp xây nhà không cần giấy phép từ ngày 1-1-2021