Tình cờ nếu bạn đến một võ đường tại TPHCM thấy các môn sinh đa phần... mặc váy, kể cả phái nam thì đích thị đó chính là một võ đường Aikido.
Theo tiếng Nhật, Aikido là hợp nghĩa của 3 từ: ai có nghĩa là sự hòa hợp, sự kết hợp hài hòa; ki có nghĩa là năng lực vũ trụ, năng lực tinh thần; do là đường lối, mà dịch sát hơn gọi là đạo. Kết hợp 3 từ này lại thì Aikido có nghĩa là “đường đến sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh tinh thần và vũ trụ” hoặc “sự kết hợp những quyền năng”.
Kỹ thuật của Aikido rất đặc biệt, thậm chí tinh thần “cương-nhu” của nó còn cao hơn cả Judo vì chủ yếu các đòn tấn công của Aikido đều dựa vào lực và hướng tấn công của đối phương mà khống chế và từ đó tung ra những đòn vừa mạnh mẽ, vừa khéo léo và nhanh gọn. Sự kết hợp hài hòa giữa nhanh-mạnh-khéo vừa là đặc tính của môn Aikido, vừa chứng minh tinh thần võ đạo của môn võ này.
Năm 1951, võ sư Minoru Mochizuki nhân chuyến thăm Pháp đã quảng bá từ kỹ thuật Aikido đến Judo. Tiếp theo là Tadashi Abe sang Pháp truyền bá Aikido năm 1952; rồi Kenji Tomiki dẫn đầu một phái đoàn giới thiệu Aikido với 15 tiểu bang của Mỹ; Koicho Tohei bỏ ra một năm truyền bá môn võ này tại Hawaii, Anh năm 1955 và Đức, Australia năm 1965. Aikido lan rộng toàn thế giới không lâu sau đó.
MINH HÙNG
Triết lý Hiệp Khí Đạo Một chàng trai trẻ lang thang khắp nước Nhật để tầm sư học đạo. Khi anh ta đến một đạo đường Aikido, người thầy dạy ở đó đã trò chuyện với anh ta: Đại sư trầm ngâm: “Câu trả lời rất rõ ràng. Khi một mắt con mãi trông đến điểm đến thì chỉ còn lại một mắt để nhìn đường thôi. Do đó con sẽ mất nhiều thời gian để đạt được mục đích. Giống như có nhiều con đường mòn dẫn đến đỉnh núi, con hãy tập trung nhìn đường đi thì sẽ tìm được con đường ngắn nhất đến đỉnh. |