Nóng kỷ lục
Theo Sputnik, nhiệt độ cao kỷ lục xuất hiện ở Bắc bán cầu và Trung Đông là kết quả của các khối không khí nóng khổng lồ và dai dẳng đang xoáy quanh nửa phía Bắc của hành tinh.
Tại châu Mỹ, nền nhiệt cao bao trùm 2/3 khu vực phía Đông nước Mỹ và phần Đông Nam của Canada. Ở Canada, nhiệt độ trung bình dao động từ 40-45°C, khiến 54 người chết do biến chứng liên quan đến thời tiết nắng nóng và ẩm ướt. Riêng ở thủ đô Ottawa, trong ngày 5-7, nhiệt độ có lúc lên tới 47°C.
Hãng CNN đưa tin, tại Mỹ, nắng nóng đang hoành hành ở Los Angeles, San Diego, Las Vegas và Phoenix.
Trong khi đó, ở California, cháy rừng đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân và thiêu rụi hơn 33.000ha rừng trên địa phận hạt Napa và Yolo. Cháy rừng cũng bùng phát ở nhiều địa phương miền Tây nước Mỹ như Colorado, Utah, Washington và Oregon. Nắng nóng, tình trạng khô hạn là nguyên nhân khiến tình trạng cháy rừng gia tăng ở Mỹ.
Tại châu Âu, nắng nóng đã tấn công Anh, Ireland và Đức. Cuối tháng 6 đầu tháng 7-2018 là thời gian nóng nhất trong năm tại Anh, nhưng chỉ mới vào đầu mùa hè, nhiệt độ đo được tại Anh đã lên đến hơn 30-32°C. Tại Scotland và xứ Wales, nắng nóng đã làm nhựa đường tan chảy, mái nhà cong vênh... Tại Đức, ở khu vực miền Đông đang trải qua một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 55 năm qua. Giới chức trách đã cảnh báo “nguy cơ cháy rừng từ mức cao đến rất cao” do hạn hán nghiêm trọng tại nhiều nơi. Hiệp hội Nông dân Đức thông báo nông dân có nguy cơ đối mặt với mất mùa do hạn hán kéo dài tại nhiều khu vực. Nông dân ở nhiều nơi buộc phải thu hoạch ngũ cốc sớm bất kể sản lượng thấp trong bối cảnh thời tiết diễn biến cực đoan, đặc biệt nắng nhiều và mưa ít tại miền Bắc và Đông Đức. Cơ quan thời tiết Meteo France của Pháp đã ban hành cảnh báo thời tiết màu cam tại nhiều khu vực trên cả nước.
Khu vực Trung Đông cũng đang hứng chịu thời tiết nóng kỷ lục. Tuần trước, ở Quriyat, bờ biển Oman, nhiệt độ đã lên tới mức kỷ lục mới là 42,6°C.
El Nino trở lại?
Theo ông Blair Feltmate, nhà khoa học về thời tiết của trường đại học Waterloo, những đợt nóng không mới nhưng nắng nóng thiêu đốt và kéo dài có liên quan tới biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã ấm hơn 1°C so với thế kỷ trước. Tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến mùa hè đang trở nên nóng bức hơn.
Theo Sputnik, nhiệt độ cao kỷ lục xuất hiện ở Bắc bán cầu và Trung Đông là kết quả của các khối không khí nóng khổng lồ và dai dẳng đang xoáy quanh nửa phía Bắc của hành tinh.
Tại châu Mỹ, nền nhiệt cao bao trùm 2/3 khu vực phía Đông nước Mỹ và phần Đông Nam của Canada. Ở Canada, nhiệt độ trung bình dao động từ 40-45°C, khiến 54 người chết do biến chứng liên quan đến thời tiết nắng nóng và ẩm ướt. Riêng ở thủ đô Ottawa, trong ngày 5-7, nhiệt độ có lúc lên tới 47°C.
Hãng CNN đưa tin, tại Mỹ, nắng nóng đang hoành hành ở Los Angeles, San Diego, Las Vegas và Phoenix.
Trong khi đó, ở California, cháy rừng đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân và thiêu rụi hơn 33.000ha rừng trên địa phận hạt Napa và Yolo. Cháy rừng cũng bùng phát ở nhiều địa phương miền Tây nước Mỹ như Colorado, Utah, Washington và Oregon. Nắng nóng, tình trạng khô hạn là nguyên nhân khiến tình trạng cháy rừng gia tăng ở Mỹ.
Tại châu Âu, nắng nóng đã tấn công Anh, Ireland và Đức. Cuối tháng 6 đầu tháng 7-2018 là thời gian nóng nhất trong năm tại Anh, nhưng chỉ mới vào đầu mùa hè, nhiệt độ đo được tại Anh đã lên đến hơn 30-32°C. Tại Scotland và xứ Wales, nắng nóng đã làm nhựa đường tan chảy, mái nhà cong vênh... Tại Đức, ở khu vực miền Đông đang trải qua một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 55 năm qua. Giới chức trách đã cảnh báo “nguy cơ cháy rừng từ mức cao đến rất cao” do hạn hán nghiêm trọng tại nhiều nơi. Hiệp hội Nông dân Đức thông báo nông dân có nguy cơ đối mặt với mất mùa do hạn hán kéo dài tại nhiều khu vực. Nông dân ở nhiều nơi buộc phải thu hoạch ngũ cốc sớm bất kể sản lượng thấp trong bối cảnh thời tiết diễn biến cực đoan, đặc biệt nắng nhiều và mưa ít tại miền Bắc và Đông Đức. Cơ quan thời tiết Meteo France của Pháp đã ban hành cảnh báo thời tiết màu cam tại nhiều khu vực trên cả nước.
Khu vực Trung Đông cũng đang hứng chịu thời tiết nóng kỷ lục. Tuần trước, ở Quriyat, bờ biển Oman, nhiệt độ đã lên tới mức kỷ lục mới là 42,6°C.
El Nino trở lại?
Theo ông Blair Feltmate, nhà khoa học về thời tiết của trường đại học Waterloo, những đợt nóng không mới nhưng nắng nóng thiêu đốt và kéo dài có liên quan tới biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã ấm hơn 1°C so với thế kỷ trước. Tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến mùa hè đang trở nên nóng bức hơn.
Một nguyên nhân khác khiến cường độ và tần suất của các đợt nóng ngày càng tăng là El Nino. Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ từng đưa ra nhận định 50% El Nino sẽ phát triển vào cuối mùa hè này hoặc đầu mùa thu, 65% El Nino sẽ trở lại vào mùa đông.
Từ năm 2014 đến nay, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn khi toàn cầu bắt đầu ghi nhận mức kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ trong từng năm.
Việc Chính phủ Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris được cảnh báo sẽ khiến nhân loại khó tránh khỏi nguy cơ đối mặt với mức nhiệt độ gia tăng hơn 2°C vào năm 2100, đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường toàn cầu.
Hiện nay nhiệm vụ hạn chế những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu và thích nghi với những thay đổi của môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những thách thức lớn của thế kỷ 21. Mặc dù rất nhiều quốc gia trên thế giới có chính sách năng lượng sạch, nhưng thế giới vẫn dựa vào dầu mỏ, khí đốt và than, những loại nhiên liệu hóa thạch mà các chuyên gia về khí hậu tin rằng sẽ có những tác động nghiêm trọng cho con người và hệ sinh thái.
Từ năm 2014 đến nay, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn khi toàn cầu bắt đầu ghi nhận mức kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ trong từng năm.
Việc Chính phủ Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris được cảnh báo sẽ khiến nhân loại khó tránh khỏi nguy cơ đối mặt với mức nhiệt độ gia tăng hơn 2°C vào năm 2100, đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường toàn cầu.
Hiện nay nhiệm vụ hạn chế những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu và thích nghi với những thay đổi của môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những thách thức lớn của thế kỷ 21. Mặc dù rất nhiều quốc gia trên thế giới có chính sách năng lượng sạch, nhưng thế giới vẫn dựa vào dầu mỏ, khí đốt và than, những loại nhiên liệu hóa thạch mà các chuyên gia về khí hậu tin rằng sẽ có những tác động nghiêm trọng cho con người và hệ sinh thái.