TPHCM: Làm đường dành riêng cho xe buýt để chống ùn tắc giao thông

TPHCM: 3 phương án thu phí ô tô
TPHCM: Làm đường dành riêng cho xe buýt để chống ùn tắc giao thông

Trong bối cảnh TPHCM bị quá tải bởi phương tiện cá nhân, việc phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) được xem là một giải pháp để cải thiện tình hình giao thông thành phố. Để tìm giải pháp tối ưu cho việc phát triển hệ thống giao thông VTHKCC, trong 2 ngày 11 và 12-3, Sở GTVT TPHCM đã phối hợp với Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị TPHCM (PADDI) tổ chức hội thảo chuyên đề “Triển vọng hỗ trợ tài chính dự án thí điểm đường dành riêng cho xe buýt (BRT) ở TPHCM”. 

Sẽ có đường dành riêng cho xe buýt để tránh ùn tắc giao thông. Ảnh: VIỆT DŨNG
Sẽ có đường dành riêng cho xe buýt để tránh ùn tắc giao thông. Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo Sở GTVT TPHCM, tính đến cuối năm 2009, tổng số phương tiện cơ giới đường bộ được đăng ký quản lý tại TP là gần 4,5 triệu chiếc, trong đó xe gắn máy chiếm hơn 4 triệu (trung bình trên 500 xe/1.000 dân). Lượng xe gắn máy 2 bánh quá nhiều đã làm cho tình hình giao thông TP ngày càng rối rắm, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn và ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng. Trong lúc đó, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị còn hạn chế.

Tính đến nay TPHCM có trên 3.583 con đường với tổng chiều dài trên 3.668km; quỹ đất dành cho giao thông quá thấp (4,87% so với yêu cầu chung của TP đô thị 22%-24%). Số lượng các tuyến đường có bề rộng nhỏ hơn 7m chiếm 69,3%, không thuận lợi cho việc lưu thông của xe buýt. Đây là một khiếm khuyết đối với quy mô phát triển đô thị chung của TPHCM, dẫn đến tình trạng hệ thống xe buýt chưa đủ sức “cạnh tranh” với xe gắn máy 2 bánh.

Do đó, để hoạt động xe buýt phát triển phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, cần có một chính sách mới cho xe buýt tại TPHCM, nhất là vấn đề ưu tiên phát triển đường dành riêng cho xe buýt.

Theo nghiên cứu của PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, hiện nay hệ thống BRT có năng lực tương đương tàu điện, tàu điện ngầm, nhưng giá thành rẻ, thi công nhanh và mềm dẻo hơn rất nhiều. Do vậy, đầu tư phát triển BRT là phù hợp và khả thi, nhanh chóng tạo ra được một hệ thống vận chuyển mới có năng lực cao hỗ trợ kịp thời cho hệ thống xe buýt. 

Ông Raymond Pic, chuyên gia của PADDI cho biết, nếu áp dụng mô hình BRT cho hoạt động xe buýt, chính quyền TPHCM nên chú ý đến việc phát triển chất lượng dịch vụ. Muốn làm được điều này, TP cần xem xét một số vấn đề như: Phải hình thành mạng lưới xe buýt BRT kết hợp hài hòa với xe buýt thông thường, làm bãi đỗ xe có thể đậu được nhiều chỗ, tổ chức quản lý điều hành chung cho toàn bộ các tuyến 

ĐÌNH LÝ

Xe ô tô lưu thông khu vực trung tâm TP sắp tới phải đóng phí. Ảnh: ĐỨC TRÍ
Xe ô tô lưu thông khu vực trung tâm TP sắp tới phải đóng phí. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Tin cùng chuyên mục