TPHCM: Nhiều công trình trọng điểm thi công chậm gây lãng phí

Hàng loạt công trình thi công kéo dài nhiều năm gây lãng phí khiến dư luận bức xúc. Công tác triển khai dự án, chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu, giá cả đền bù chưa hợp lý… là những vấn đề nóng trong buổi giám sát về tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản những công trình trọng điểm tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM của Ban Kinh tế - Ngân sách - HĐND TPHCM ngày 3-11.
TPHCM: Nhiều công trình trọng điểm thi công chậm gây lãng phí

Hàng loạt công trình thi công kéo dài nhiều năm gây lãng phí khiến dư luận bức xúc. Công tác triển khai dự án, chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu, giá cả đền bù chưa hợp lý… là những vấn đề nóng trong buổi giám sát về tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản những công trình trọng điểm tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM của Ban Kinh tế - Ngân sách - HĐND TPHCM ngày 3-11.

  • Chậm do vướng mặt bằng

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, theo kế hoạch năm 2010, Sở GTVT (chủ yếu các Khu Quản lý giao thông đô thị, Khu Quản lý đường thủy nội địa) được giao quản lý 173 dự án, với tổng kế hoạch vốn đã giao là 2.248 tỷ đồng (chưa tính nguồn vốn ODA và vốn đối ứng). Tính đến cuối tháng 10-2010 đã giải ngân được 63,34% vốn kế hoạch năm 2010. Ngoài nguồn vốn dành cho giải phóng mặt bằng không sử dụng hết do các địa phương không chi trả được cho dân, sở quyết tâm giải ngân hết trên 90% kế hoạch vốn giao năm 2010.

Việc hoàn thành đưa vào khai thác nhiều dự án, đặc biệt là các dự án trong danh mục công trình trọng điểm đã tạo sự thuận lợi hơn cho việc đi lại của người dân TP, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông. Cụ thể: thông xe, đưa vào sử dụng Đại lộ Võ Văn Kiệt và các cầu trên tuyến; khánh thành cầu Thủ Thiêm (giai đoạn 1), đường Bắc - Nam (giai đoạn 2), thông xe nút giao thông Cát Lái thuộc dự án Đại lộ Đông Tây... Một số công trình đang trong quá trình triển khai và dự kiến hoàn thành trong năm 2010 như cầu Thủ Thiêm 1 (giai đoạn 2), đường song hành quốc lộ 22...

Tuy nhiên, các công trình giao thông trọng điểm lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, chủ yếu là giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật chậm, vốn cho công tác xây lắp thiếu và không đáp ứng kịp yêu cầu... Cụ thể như các dự án: Dự án vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), dự án xây dựng cầu Hoàng Hoa Thám...

Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè - một trong những công trình thi công chậm

Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè - một trong những công trình thi công chậm

  • Quản lý kém

Ông Huỳnh Công Hùng, Phó ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP cho rằng, khó khăn nhất hiện nay là vướng về cơ chế chính sách, giá cả đền bù chưa hợp lý, không nhất quán. Công tác triển khai dự án, phối hợp giữa các đơn vị kém như chưa có khu tái định cư đã ép giá bồi thường rồi cưỡng chế di dời dân. Ông Hùng đề nghị dự án nào cần thiết thì đầu tư, không nên dàn trải gây lãng phí.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề: Chậm do vướng mặt bằng và các công trình ngầm là do khâu tổ chức thi công, tư vấn kém dẫn đến giá thành tăng lên. Dự án dàn trải trong khi nhân lực có hạn. Đại diện Sở Tài chính cho rằng, với một khối lượng công trình quá lớn như vậy, Sở GTVT không thể làm nổi, TP phải chỉ đạo trong công tác giải phóng mặt bằng, vì thế không thể phạt các đơn vị thi công chậm vì không có mặt bằng thi công.
Trả lời những vấn đề nêu trên, ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT cho rằng, hai vấn đề mà người dân quan tâm là tiến độ và chất lượng công trình. Các công trình chậm là do vướng mặt bằng, các công trình ngầm, tuy nhiên có lỗi của chủ đầu tư dự án. Chất lượng công trình tương đối tốt, song cũng có một số công trình chưa đạt yêu cầu, nhất là các công trình thi công trong khu vực nội thành. Mặt khác, trình độ tư vấn thiết kế và giám sát chưa theo kịp so với thế giới, các nhà thầu VN chưa đủ năng lực (trừ một số ít).
Ông Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách - HĐND TP cho rằng, hầu hết các dự án tiến độ đều chậm, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Ông nhấn mạnh, lý do chậm do mặt bằng như sở đưa ra là chưa thuyết phục. Cần phải tính toán lại vì trên thực tế giải phóng mặt bằng nhưng chưa có chỗ tái định cư, giá cả chưa hợp lý. “Sở kêu thiếu vốn trong khi ghi vốn 14.000 tỷ đồng, thực tế đã giải ngân 23.000 tỷ đồng. Như vậy sao gọi là thiếu vốn. Từ những vấn đề trên, cho thấy năng lực quản lý có vấn đề” - ông Đông nói ª
QUỐC HÙNG - HẢI YẾN

Tin cùng chuyên mục