
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc triển khai ứng dụng 5G là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin của TPHCM phát triển.
Theo đồng chí Bí thư, hiện nay số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin TPHCM là hơn 10.500 doanh nghiệp, “hơn cả một sư đoàn, rất đáng tự hào”, nhưng so với tổng số hơn 370.000 doanh nghiệp của TP thì chưa phải là con số lớn. Do vậy TP rất mong muốn tăng tốc phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng chí Bí thư hoan nghênh phát biểu của Thiếu tướng Hoàng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel rằng Viettel sẽ coi TPHCM là địa bàn để sản xuất một số thiết bị 5G.

Theo đồng chí Bí thư, TPHCM có lợi thế là TP lớn nhất cả nước nhưng cũng phải chịu áp lực phải duy trì năng suất lao động cao gấp 3 lần cả nước. Để duy trì được mức này, không còn cách nào khác là phát triển nhân lực trình độ quốc tế, vừa phải bám sát, phát huy lợi thế ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong giai đoạn 4.0 và ứng dụng 5G.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị TPHCM cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel mở rộng dần các khu vực ứng dụng 5G như khu công nghệ cao, công viên phần mềm Quang Trung, các trường đại học. Về ngành nghề, giao thông là lĩnh vực ưu tiên sử dụng 5G. Đồng chí khẳng định, TPHCM đề nghị và cam kết phối hợp với Viettel để xác định địa chỉ ứng dụng 5G thực sự.
Nhân đây, đồng chí Bí thư cũng nhắc lại phương châm phát triển khoa học công nghệ “tất cả vì con người”. Theo đồng chí, công nghệ phát triển phải giúp cho năng suất lao động của con người cao hơn, làm cho cuộc sống gia đình được tốt hơn, cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho đời sống người dân.
Đáp từ, thiếu tướng Hoàng Sơn khẳng định Viettel sẽ đồng hành với TPHCM để tiếp tục đưa TPHCM trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển ứng dụng dịch vụ mới, với mục tiêu cuối cùng là làm cho đời sống người dân TP có bước chuyển biến mới trên nhiều lĩnh vực.
Toàn bộ các trạm 5G tại TPHCM sử dụng hệ thống ăng ten thông minh với 64 bộ thu phát, kỹ thuật điều chế bậc 8 (256-QAM) và có thể truyền tối đa 4 luồng dữ liệu song song đồng thời. Đây cũng là cấu hình tiên tiến nhất hiện nay khi triển khai công nghệ 5G. Nokia tham gia cung cấp các giải pháp cho 5G và IoT do Viettel triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm mạng lõi, thiết bị truyền dẫn, thiết bị vô tuyến). Công nghệ IoT trên hạ tầng 4G do Viettel thiết kế bao gồm cả trạm gốc, ăng ten và băng tần được cấp phép, giúp kết nối số lượng lớn thiết bị IoT với ưu điểm công suất tiêu thụ thấp, yêu cầu băng thông đường truyền thấp, vùng phủ rộng. |
Các tin, bài viết khác
-
Đội ngũ KH-CN phải đóng góp nhiều hơn cho đất nước
-
5G VinaPhone sẽ có tốc độ 1Gbps tại trận chung kết bóng đá nam SEA Sames 31
-
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 2 công trình KH-CN ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Giải thưởng VinFuture mùa 2 chính thức bước vào vòng sơ khảo
-
Gia tài của một nhà khoa học tận tụy với đời
-
Bình Định làm khác để tôn vinh các trí thức tiêu biểu
-
Tránh việc Trung tâm điều hành đô thị thông minh bị “đắp chiếu” vì không có dữ liệu
-
Dùng căn cước công dân rút tiền tại ATM: Đối sánh dữ liệu công dân trước khi được rút tiền
-
Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022