TPHCM và nỗi lo ô nhiễm khí thải

TPHCM hiện có khoảng 15 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và khu công nghệ cao (KCNC). Hầu hết trong số này đều đã đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thế nhưng, về khí thải thì lại phó thác vào sự tự giác thực hiện của các doanh nghiệp. Kết quả là người dân sống quanh khu vực các khu trên đều ngày đêm hít phải khí thải độc hại từ những cột khói đen của các nhà máy thải ra. 
TPHCM và nỗi lo ô nhiễm khí thải

TPHCM hiện có khoảng 15 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và khu công nghệ cao (KCNC). Hầu hết trong số này đều đã đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thế nhưng, về khí thải thì lại phó thác vào sự tự giác thực hiện của các doanh nghiệp. Kết quả là người dân sống quanh khu vực các khu trên đều ngày đêm hít phải khí thải độc hại từ những cột khói đen của các nhà máy thải ra. 

Khói phun lên trời từ Công ty TNHH Tung Hae trong KCN Tân Phú Trung.(Ảnh chụp ngày 9-3). Ảnh: KIM NGÂN

Khói phun lên trời từ Công ty TNHH Tung Hae trong KCN Tân Phú Trung.(Ảnh chụp ngày 9-3). Ảnh: KIM NGÂN

Khí thải bủa vây người dân

“Hôi, bụi và ồn” - đó là cụm từ khá quen thuộc mà khi đi đến KCN, KCX nào chúng tôi cũng được nghe từ phía người dân. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại KCN Tân Thới Hiệp (phường Tân Chánh Hiệp , quận 12) tình trạng ô nhiễm ở đây đang ở mức nghiêm trọng. Khói bụi từ các nhà máy sản xuất lan rộng, vào thẳng các nhà dân. Điều đáng nói, KCN này nằm ngay khu dân cư, bốn mặt đều có dân ở, chính vì thế mà mỗi lần các nhà máy hoạt động, nhiều người dân phải đóng cửa chống bụi, mọi sinh hoạt đảo lộn, nhiều người phải dùng những tấm bạt giăng trước bức tường rào của KCN cho đỡ bụi. Bên cạnh đó, một thực trạng đang tồn tại ở KCN này là mùi hôi bốc ra từ các nhà máy, không biết bao gồm những hợp chất gì mà khi đi qua con người cảm thấy nôn nao, muốn ói bởi bùi hôi kinh khủng này.

Tương tự, tại KCN Bình Chiểu, KCX Linh Trung (quận Thủ Đức), KCN Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), có hàng chục cột khói đen từ các nhà máy sản xuất tỏa nghi ngút ra môi trường. Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng này gần như diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nặng nhất là từ lúc chập choạng tối về khuya. Đây lại là điểm bức bách nhất trong các KCN bị ô nhiễm ở TPHCM. Riêng KCN Tân Phú Trung tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn vì các doanh nghiệp  ở đây hoạt động chủ yếu các ngành nghề gây ô nhiễm cao như cao su, than đá, cồn công nghiệp, dệt nhuộm… Do đó, ngoài việc gây ô nhiễm không khí, các doanh nghiệp này thường xả chất thải trực tiếp ra kênh Thầy Cai, làm con kênh này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm nặng nề còn phải kể đến cụm công nghiệp Tân Quy (huyện Củ Chi). Nhiều doanh nghiệp không những không đầu tư hệ thống xử lý khí thải mà ngay đến nước thải cũng không xử lý, xả trực tiếp vào kênh rạch. Một khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, có 9/20 doanh nghiệp có phát sinh nước thải nhưng không có hệ thống xử lý hoặc xử lý nhưng không hiệu quả, hoạt động sai quy trình thiết kế.

Trong đó, tập trung ở các doanh nghiệp thuộc ngành nhuộm, sản xuất giấy, cơ khi, bánh kẹo, đồ gỗ, vật liệu xây dựng… Những doanh nghiệp này sau khi kiểm tra nguồn nước thải, các kết quả đều cho thấy nồng độ vi sinh, BOD5, COD… đều vượt mức quy chuẩn cho phép.

Cơ quan chức năng: Khó xử lý

Đại diện Trung tâm y tế dự phòng TPHCM cho biết, do phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt, đoạn gần cụm công nghiệp Tân Quy mới thấy, nguồn nước ở đây thật đáng lo ngại. Đặc biệt là vào những lúc thời tiết oi nóng như hiện nay, chất lượng nước luôn ở mức xấp xỉ loại B, không thể sử dụng làm nước sinh hoạt được. Điều đáng nói là tình trạng này đã kéo dài vài năm nhưng không biết tại sao vẫn chưa thể khắc phục.

Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng, xử lý ô nhiễm không khí hiện nay rất khó. Ngoài việc thanh tra, xử phạt thì chưa có biện pháp xử lý bổ sung nào hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm tại các cụm công nghiệp thì còn khó xử lý hơn do không có chủ đầu tư hạ tầng. Đa số các doanh nghiệp ô nhiễm trong khu dân cư di dời tự phát lập nên. Quy mô sản xuất lại nhỏ nên không thể đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Thành phố đã nhiều lần kêu gọi chủ đầu tư hạ tầng cho các cụm này nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy chủ đầu tư nào mặn mà.

PHÚC ANH – MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục