Đây là cam kết được thực hiện theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mà Việt Nam phải tuân thủ.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc trứng gia cầm thương phẩm từ các nước ASEAN được giảm thuế khi vào thị trường Việt Nam sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) nội địa, buộc họ phải có chiến lược phù hợp để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, với các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường (CTBOTT), do được đầu tư bài bản và có sự đầu tư thỏa đáng nên không quá lo ngại, đồng thời xem đây là cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng trứng đến nhiều nước trong khu vực.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc trứng gia cầm thương phẩm từ các nước ASEAN được giảm thuế khi vào thị trường Việt Nam sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) nội địa, buộc họ phải có chiến lược phù hợp để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, với các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường (CTBOTT), do được đầu tư bài bản và có sự đầu tư thỏa đáng nên không quá lo ngại, đồng thời xem đây là cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng trứng đến nhiều nước trong khu vực.
Qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, vào cuối năm 2017, tổng đàn gia cầm trên cả nước đạt 385,5 triệu con. Tính đến hết quý 1-2018, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng thêm 6,6%. Về sản lượng trứng gia cầm, nếu như năm 2010 cả nước sản xuất được 6,3 tỷ quả trứng thì đến năm 2017 đã tăng lên 10,6 tỷ quả trứng gia cầm các loại. Với sản lượng sản xuất trứng gia cầm tại thị trường trong nước hiện tại, tỷ lệ tiêu thụ bình quân tính trên đầu người đang là 110,8 quả/người/năm; trước đó, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 100 quả/người/năm.
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân, cho hay để có sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, công ty đã khép kín quy trình sản xuất từ trang trại đến bàn ăn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm trang trại nuôi gà lấy trứng, trang trại gà lấy thịt, nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy xử lý trứng gia cầm, chế biến thực phẩm. Việc đầu tư này không chỉ giúp công ty kiểm soát tốt quy trình sản xuất theo hướng hiện đại, mà còn giúp giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn. Đáng mừng hơn, cuối tháng 2 vừa qua, Công ty Ba Huân đã nhận khoản đầu tư 32,5 triệu USD từ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF). Với khoản đầu tư này, công ty sẽ tăng gấp đôi công suất tại các trang trại nuôi gà lấy thịt và xây mới trang trại nuôi gà lấy trứng trên địa bàn tỉnh Long An. Theo đó, các khu chăn nuôi và nhà máy phụ trợ như khu nuôi trại gà giống, nhà máy ấp nở trứng giống, nhà máy giết mổ gia cầm, nhà máy chế biến thực phẩm và nhà máy xử lý trứng cũng sẽ được tăng công suất nhằm cung ứng đủ con, giống cho việc tăng công suất đầu vào; đồng thời, xử lý hiệu quả khối lượng đầu ra lớn hơn nhiều lần so với hiện tại. Tương tự, tại Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, nhiều năm qua cũng triển khai mô hình liên kết để khép kín quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm. Hiện công ty đã làm chủ 100% nguồn cung mặt hàng trứng gà cho CTBOTT. Riêng mặt hàng trứng vịt, công ty đã chủ động khoảng 70% nguồn cung và trong 2 năm 2018 - 2019, Công ty Vĩnh Thành Đạt tiếp tục liên kết với nhiều hộ chăn nuôi, hình thành tổ hợp tác tại các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng để nâng tổng đàn, khép kín quy trình cung ứng và phân phối. Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, cho biết do chủ động được nguồn cung nên công ty hoàn toàn tự chủ về giá bán đối với mặt hàng trứng gà. Nhưng với trứng vịt do vẫn nuôi theo dạng trang trại chạy đồng, tức phải dùng một diện tích lớn trên đồng ruộng để phát triển thành trang trại, dẫn đến giá trứng vịt vẫn còn cao. Hiện công ty đang tìm cách tiếp tục nâng cao chất lượng quả trứng, đồng thời kéo giảm giá bán để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. “Do các DN FDI chưa phát triển trang trại nuôi vịt đẻ trứng tại Việt Nam nên DN trong nước vẫn còn nhiều cơ hội để khai thác thị trường trong nước cũng như khu vực”, ông Thiện nói. Ông Đoàn Viết Cường, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển nông nghiệp Thanh niên xung phong, nhận định giá trứng gà công nghiệp thông thường bán lẻ trên thị trường TPHCM, tùy theo kích cỡ, cũng chỉ từ 2.200 - 3.000 đồng/quả, trứng gà ta 3.500 - 4.000 đồng/quả, trứng vịt 3.000 - 3.500 đồng/quả, trứng cút 5.000 đồng/chục. Với mức giá bán này, cả người chăn nuôi và người bán lẻ không lời được bao nhiêu. Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, giá trứng tại Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và ở mức trung bình của thế giới. Nếu các nước xuất khẩu trứng vào Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh về giá bán. Bài toán đặt ra là các DN phải tăng cường kết nối để tạo ra nguồn cung ổn định và dồi dào, lúc đó mới có thể làm chủ thị trường.
Theo Sở Công thương TPHCM, trong CTBOTT các mặt hàng thiết yếu năm 2018 và Tết Nguyên đán 2019 có 44 DN tham gia. Trong đó có 7 DN cung cấp các mặt hàng trứng gia cầm (trứng gà và trứng vịt), gồm Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), Công ty CP Ba Huân, Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, Công ty CP Phát triển nông nghiệp Thanh niên xung phong, Công ty TNHH Dư Hoài, Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình và Công ty TNHH MTV Hội nhập phát triển Đông Hưng.
Tổng số lượng trứng các DN cung ứng CTBOTT trong các tháng thường là 37,47 triệu quả, trong đó trứng gà 23,7 triệu quả, trứng vịt 13,77 triệu quả; tổng số lượng cung ứng cho tháng tết là 46,77 triệu quả, trong đó trứng gà 30,3 triệu quả và trứng vịt 16,47 triệu quả. Lượng trứng bình ổn thị trường hiện đáp ứng trên 40% nhu cầu tiêu dùng của người dân TPHCM.
Tổng số lượng trứng các DN cung ứng CTBOTT trong các tháng thường là 37,47 triệu quả, trong đó trứng gà 23,7 triệu quả, trứng vịt 13,77 triệu quả; tổng số lượng cung ứng cho tháng tết là 46,77 triệu quả, trong đó trứng gà 30,3 triệu quả và trứng vịt 16,47 triệu quả. Lượng trứng bình ổn thị trường hiện đáp ứng trên 40% nhu cầu tiêu dùng của người dân TPHCM.