Vệ sinh và môi trường: Thành phố vẫn nặng gánh chi phí

Trung bình mỗi ngày, TPHCM phát sinh khoảng 8.200 - 8.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, với tốc độ tăng hàng năm khoảng 6% - 8%. Trong đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được khoảng 7.000 - 7.100 tấn/ngày, phần còn lại được người dân và đội ngũ thu gom, buôn bán phế liệu phân loại và sử dụng như nguồn nguyên liệu mới. Đó là chưa kể lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng và bùn thải các loại, trong đó có cả chất thải nguy hại.
Vệ sinh và môi trường: Thành phố vẫn nặng gánh chi phí

Trung bình mỗi ngày, TPHCM phát sinh khoảng 8.200 - 8.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, với tốc độ tăng hàng năm khoảng 6% - 8%. Trong đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được khoảng 7.000 - 7.100 tấn/ngày, phần còn lại được người dân và đội ngũ thu gom, buôn bán phế liệu phân loại và sử dụng như nguồn nguyên liệu mới. Đó là chưa kể lượng chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng và bùn thải các loại, trong đó có cả chất thải nguy hại.

Theo báo cáo từ các quận - huyện, tổng số phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đã thu trong năm 2011 là 169,8 tỷ đồng, trong đó chi trả chủ yếu cho người thu gom chất thải rắn từ các nguồn thải 136,6 tỷ đồng và nộp ngân sách 33,2 tỷ đồng, bao gồm phí vệ sinh 25,7 tỷ đồng và phí bảo vệ môi trường 7,5 tỷ đồng. Như vậy so với kinh phí mà ngân sách chi trả, có thể thấy rằng, số phí thu được hiện nay quá thấp và chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ ngân sách của TP. Kết quả này cũng nói lên rằng, công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường chưa được các cấp xem trọng, chưa thực sự tổ chức thu quyết liệt.

Ngân sách thành phố vẫn chi trả phần lớn

Để xử lý toàn bộ số rác trên các năm qua, thành phố (TP) chi trả toàn bộ cho dịch vụ vệ sinh môi trường của TP gồm quét dọn vệ sinh đường phố, vỉa hè và khu công cộng, thu gom trên đường phố, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và chôn lấp, bao gồm toàn bộ vốn đầu tư xây dựng công trình (bãi chôn lấp, đường giao thông và các công trình kỹ thuật hỗ trợ), máy móc, thiết bị, xe vận chuyển và chi phí vận hành (nhân công, xăng dầu, điện nước, hóa chất…).

Riêng chi phí thu gom tại nguồn từ các chủ nguồn thải (hộ gia đình, văn phòng, cơ sở kinh doanh…) đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển, người dân TP hiện trả trực tiếp cho tổ chức thu gom chất thải rắn (lực lượng rác dân lập, hợp tác xã và các công ty dịch vụ công ích).

Từ cuối năm 2007 đến nay, nhờ thực hiện chương trình Xã hội hóa các dịch vụ công, TP đã không phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn (hàng trăm tỷ đồng mỗi năm) và giảm đáng kể phần ngân sách để đầu tư xây dựng công trình và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động thu gom và vận chuyển. Thực tế TP đang trả tiền dịch vụ công ích về vệ sinh môi trường đô thị mà người dân đang hưởng cho các công ty cung cấp dịch vụ.

Hàng năm, tiền phải chi cho vớt rác trên kênh, rạch tại TPHCM không phải là nhỏ. Ảnh: Diễm Thy

Hàng năm, tiền phải chi cho vớt rác trên kênh, rạch tại TPHCM không phải là nhỏ. Ảnh: Diễm Thy

Dù gặp khó khăn trong việc tổ chức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường theo quy định của Chính phủ, TPHCM vẫn là địa phương đi tiên phong trong vấn đề thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường. Sắp tới, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài chính tổ chức sơ kết việc thực hiện công tác này đồng thời bổ sung, sửa đổi một số cách tính để hướng dẫn việc thực hiện cho phù hợp với thực tế hơn. Ngoài ra, do tình hình giá nhiên liệu, giá nhân công tăng nên Trung ương cũng phải điều chỉnh phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường cho phù hợp nhằm đảm bảo chi trả cho các tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý.
Năm 2011, ngân sách của TP (chủ yếu từ tiền thu thuế của người dân) đã phải chi trả khoảng 1.500 tỷ đồng cho công tác vệ sinh môi trường đô thị của TP, bao gồm chi phí cho các công tác quét dọn, vệ sinh và thu gom chất thải rắn đường phố, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ tiên tiến, hợp vệ sinh bao gồm cả xử lý nước rỉ rác, phun thuốc diệt ruồi… Trong đó khoảng 80% kinh phí, 1.182 tỷ dành cho thu gom vận chuyển và xử lý 6.700 – 6.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày trên địa bàn TP.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý ngày càng tăng là do dân số và cơ sở kinh tế tăng nhanh, khối lượng chất thải rắn do mỗi người thải ra ngày càng cao do mức sống ngày càng tăng và mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý ngày càng được đầu tư và mở rộng (phương tiện được chuyển đổi), việc đầu tư hai khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi và Đa Phước - Bình Chánh cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu gom và xử lý của TP. Ngoài ra, chi phí xử lý ngày càng tăng do tiền lương và nhiên liệu tăng hàng năm, đó là chưa kể lãi suất vay ngân hàng cũng còn quá cao.

Chấn chỉnh lại bộ máy thu phí

 Giảm tải cho thành phố – việc cần làm

Theo quy định của Chính phủ, ngoài việc để lại một phần phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí phục vụ trang trải chi phí cho việc thu phí, mục tiêu của việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường là để chi cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn. Hơn nữa, theo khoản 1, điều 4 của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9-4-2007 về quản lý chất thải rắn “Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn”.

Như vậy, việc mỗi cá nhân và tổ chức chủ nguồn thải hoạt động tại TPHCM có trách nhiệm nộp phí phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đúng quy định chính là hành động đúng đắn nhằm góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, TP vẫn phải dùng ngân sách và tìm kiếm các nguồn tài chính khác hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất thải rắn nói riêng và chất thải nói chung theo hướng phát triển bền vững (giảm lượng chất thải kết hợp tăng cường hoạt động tái chế) và tăng trưởng xanh.

Để đảm bảo việc thi hành các chính sách kinh tế, xã hội một cách công bằng, từ năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3-6-2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí, trong đó có phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn vì đây chính là dịch vụ được Nhà nước đầu tư và do Nhà nước trực tiếp quản lý.

Từ đó đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường (Thông số 97/2006/TT-BTC ngày 16-10-2006, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29-11-2007, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9-4-2007, Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19-5-2008…).

Để thực hiện chủ trương trên, năm 2008 TPHCM mới ban hành Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20-12-2008 về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường nhằm từng bước thực hiện 2 nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng trong việc thu phí những dịch vụ về môi trường và “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Dựa trên tính toán của số hộ dân, cơ sở kinh tế - xã hội, cơ sở công nghiệp trên địa bàn TP và mức phí theo quy định của Bộ Tài chính, phí vệ sinh và phí môi trường có khả năng giảm chi ngân sách hàng năm khoảng 100 - 200 tỷ đồng, thậm chí cao hơn.

Với mục tiêu như trên, từ năm 2008 đến nay, mức phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường tại TPHCM mới dừng lại ở việc bù đắp một phần chi phí này cho ngân sách. Cụ thể là hiện nay, mỗi hộ gia đình chỉ đóng 15.000 – 20.000 đồng/tháng và ngoài hộ gia đình nhóm 1 là 60.000 đồng/chủ nguồn thải, nhóm 2 là 110.000 đồng/chủ nguồn thải và nhóm 3 thu phí theo khối lượng chất thải rắn phát sinh là 420.950 đồng/tấn. Nếu thu đúng và thu đủ thì mỗi hộ gia đình phải đóng 103.503 đồng/hộ và các chủ nguồn thải khác ngoài hộ gia đình phải đóng là 612.131 đồng/tấn chất thải rắn.

Như vậy có thể thấy rằng, với mức thu phí vệ sinh như hiện nay, không chỉ hầu hết người dân TP và các nhóm đối tượng kinh doanh ngoài hộ gia đình thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đang được TP bao cấp gần như toàn bộ kinh phí quản lý chất thải rắn của TP mà các đối tượng thuộc nhóm 3 cũng được ngân sách bù đắp một phần rất lớn chi phí cho công tác này.

Thạc sĩ Võ thanh Huỳnh Anh (Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM)

Tin cùng chuyên mục