Vì sao nhiều trường tuyển sinh không được?

Đến thời điểm này, công tác xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đã kết thúc và mùa tuyển sinh năm 2015 đã khép lại. Ngoài những trường tuyển sinh được, không ít trường ĐH, CĐ ngoài công lập và nhiều trường ĐH địa phương tuyển sinh chỉ được 50% - 60% so với tổng chỉ tiêu. Theo các trường này, nguyên nhân tuyển sinh khó khăn chính là do điểm sàn không hợp lý. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, việc các trường tuyển sinh không được có rất nhiều nguyên nhân mà các trường cần phải xem lại. 
Vì sao nhiều trường tuyển sinh không được?

Đến thời điểm này, công tác xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đã kết thúc và mùa tuyển sinh năm 2015 đã khép lại. Ngoài những trường tuyển sinh được, không ít trường ĐH, CĐ ngoài công lập và nhiều trường ĐH địa phương tuyển sinh chỉ được 50% - 60% so với tổng chỉ tiêu. Theo các trường này, nguyên nhân tuyển sinh khó khăn chính là do điểm sàn không hợp lý. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, việc các trường tuyển sinh không được có rất nhiều nguyên nhân mà các trường cần phải xem lại. 

Chật vật tuyển sinh

Theo GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), năm 2015 có 198 trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng dựa vào kết quả trung học phổ thông (THPT). Trong số 80 trường ĐH có đề án tuyển sinh riêng báo cáo, sau hai đợt xét tuyển, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển thông qua xét học bạ THPT đạt 54% chỉ tiêu. Phương thức xét tuyển này nhẹ nhàng nên được các trường tốp dưới lựa chọn, không có trường nào ở tốp trên chọn phương thức này. Trong khi đó, những trường còn lại có rất nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu, kể cả những trường có đề án tuyển sinh riêng bằng xét tuyển điểm học bạ THPT.

Tại hội thảo “Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dù học phí trên 22 triệu đồng/năm nhưng vẫn thu hút được thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2015

ĐH-CĐ” do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, nhiều trường cho rằng cách tính toán 530.000 thí sinh trên điểm sàn là không đúng, cần xem xét lại điểm sàn để các trường dễ tuyển sinh. Giáo sư Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho biết đã gần hết tháng 10, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chỉ mới tuyển được 2.600/4.500 chỉ tiêu. Cho nên, GS Trần Phương nghi ngờ tính toán của Bộ GD-ĐT không đúng, đã đến lúc xét lại điểm sàn; có thật phải đạt điểm sàn thì mới học tốt được không? Trong khi nhiều trường quốc tế tuyển sinh ở Việt Nam chỉ cần đạt yêu cầu về ngoại ngữ. Do đó, cách định điểm sàn còn có hại, vì hàng năm có mấy ngàn học sinh của Việt Nam ra nước ngoài học ĐH chỉ vì không đủ điểm sàn của trường ĐH Việt Nam. Đây là một nghịch lý, trong khi học sinh của Việt Nam ra nước ngoài học, còn các trường trong nước thì thiếu thí sinh.

Trong khi đó, tình hình tuyển sinh tại nhiều trường ĐH, CĐ (đa số là các trường ngoài công lập, các trường địa phương) cũng ảm đạm. Nhiều trường ĐH, CĐ tại Đồng Nai như Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Công nghệ miền Đông, Trường CĐ Lê Quý Đôn kết quả tuyển tối đa cũng chỉ 70% so với chỉ tiêu. Tại TPHCM, nhiều trường CĐ như Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Công nghệ Thông tin, Trường CĐ Bách Việt cũng tuyển không đủ chỉ tiêu. Tình hình trên cũng xảy ra tại phía Bắc (như Trường ĐH Nguyễn Trãi, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Hà Hoa Tiên, Trường ĐH Phương Đông…) và khu vực Tây Nam bộ (ĐH Tân Tạo, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, Trường ĐH Tây Đô…). 

Vì đâu nên nỗi?

Trở lại báo cáo của Bộ GD-ĐT, 80 trường ĐH có đề án tuyển sinh riêng sau hai đợt xét tuyển, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển thông qua xét học bạ THPT chỉ đạt 54% chỉ tiêu. Thực tế cho thấy, cũng có rất nhiều trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM và tại Hà Nội (sử dụng xét tuyển bằng điểm THPT quốc gia và điểm học bạ THPT), tình hình tuyển sinh gần như đạt 100% so với chỉ tiêu. Đáng nói hơn, các trường có học phí đến vài chục triệu đồng như Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH Kinh tế Tài chính, Trường ĐH Công nghệ TPHCM... đều tuyển đủ chỉ tiêu. Theo đại diện một trường ĐH công lập tại TPHCM, trong năm 2015, Bộ GD-ĐT gần như tạo điều kiện tối đa để các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tuyển sinh. Các trường đều dùng cả 2 phương thức xét tuyển: tuyển sinh riêng bằng xét điểm học bạ THPT, xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia. Điều kiện tối thiểu phải đạt của hai phương thức xét tuyển đó là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.

 Như vậy, rõ ràng việc nhiều trường tuyển sinh khó khăn không hẳn là do điểm sàn cao hay do Bộ GD-ĐT, mà ở đây chính là do các trường không có sức thu hút với thí sinh. Các trường phải tự đặt câu hỏi tại sao cùng một điều kiện tuyển sinh như nhau, luật chơi như nhau, thậm chí học phí có trường cao ngất ngưởng, nhưng thí sinh lại chọn trường bạn mà không chọn trường mình. Do đó, vấn đề mà nhiều trường tuyển sinh không được cần mổ xẻ, phân tích kỹ là nguyên nhân chính có phải do thí sinh “chê” trường, do trong quá trình đào tạo không quan tâm đến chất lượng, trường lớp thì đi thuê mướn, trang thiết bị thực hành thực tập thiếu thốn và sinh viên ra trường không có việc làm hay không.

THANH HÙNG

Tin cùng chuyên mục