Cho đến World Cup 2018, mới chỉ có 79 trong tổng số 209 thành viên FIFA hiện nay từng ghi tên mình ở ngày hội lớn. Nếu tính luôn 2 đội bóng Panama và Iceland trong cuộc tranh tài ở Nga thì có đến 17 quốc gia chỉ mới 1 lần dự World Cup, bao gồm cả những cường quốc về kinh tế và dân số như Trung Quốc, Canada…
World Cup gần như là cuộc chơi riêng của châu Âu và Nam Mỹ, nhưng không có nghĩa những sự góp mặt khác đều chỉ “niềm vui thoáng qua”. Năm 2002, lần đầu tiên tham dự, Senegal đã vào đến tứ kết. Trước đó, tại World Cup 1990, một đại diện châu Phi khác là Cameroon ở lần tham dự thứ 2 tham dự của mình cũng tạo ra địa chấn với việc vào vòng 8 đội mạnh nhất. Kỳ tích của Hàn Quốc năm 2002 càng khiến cho World Cup dù đang trở thành cỗ máy thương mại khổng lồ vẫn mang trong mình những giấc mơ đẹp của nhiều quốc gia yêu bóng đá, trong đó có Việt Nam.
Từ năm 2000 đến nay, có 2 lần bóng đá Việt Nam xây dựng đề án tìm suất dự World Cup và đều thất bại từ khá sớm. Có lẽ cũng cần thêm ít nhất 2 thập niên nữa để những nhà quản lý xây dựng được lộ trình biến giấc mơ thành hiện thực như đã làm ở giải U.23 châu Á vừa qua. Trong khi chờ đợi điều đó, việc thưởng thức World Cup và học hỏi những điều bổ ích từ sự kiện này cũng là điều nên làm.
Hãy xem cách các đội tuyển Panama, Iceland giành quyền dự World Cup. Họ đều là những quốc gia nhỏ bé về dân số lẫn sự phổ biến của bóng đá, đều nằm ở những khu vực mà các suất dự World Cup gần như được mặc định dành riêng cho các quốc gia phát triển. Thế nhưng, Iceland đã đứng đầu bảng vòng loại, xếp trên cả Croatia hay Ukraine trong khi Panama vượt qua cường quốc Mỹ để đứng trong tốp 3 khu vực CONCACAF.
Những câu chuyện cổ tích là một phần của nền văn hóa Nga vĩ đại. Bắt đầu từ ngày hôm nay, khi quả bóng Telstar 18 lăn trên mặt cỏ của sân Luzhniki tại thủ đô Mátxcơva, cả thế giới không chỉ chờ đợi thời điểm xuất hiện cái tên sẽ bước lên bục vinh quang sau cùng, mà người yêu bóng đá trên khắp hành tinh cũng sẽ hy vọng có những câu chuyện cổ tích được viết riêng cho World Cup 2018. Cái cách mà nước Nga, dù vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, vẫn chuẩn bị cho World Cup lần đầu tiên tổ chức tại Đông Âu theo một cách hoàn hảo nhất, cũng là một chuyện đáng học tập. Người Nga không đặt quá nhiều kỳ vọng vào thành tích của đội tuyển nước nhà, nhưng họ tin rằng World Cup 2018 chính là thông điệp gửi đến thế giới khát vọng của một nước Nga hùng cường và đáng sống, luôn hướng đến sự hòa nhập với thế giới bất chấp các rào cản về chính trị hiện nay.
Với riêng người yêu bóng đá Việt Nam, 10 - 20 năm trước, World Cup chỉ là món ăn tinh thần, cơ hội để thưởng thức bóng đá đỉnh cao thì sau chiến tích của đội tuyển U.23 Việt Nam hồi đầu năm 2018, đã có những mơ ước đẹp đẽ xuất hiện. Chúng ta đã bắt đầu nghĩ đến tham vọng đào tạo những thế hệ cầu thủ tài năng, đã bắt đầu nghiên cứu cách thức tổ chức các giải đấu hàng đầu thế giới để áp dụng cho làng cầu nội địa.
Bóng đá Việt Nam cũng phần nào hiểu ra rằng để biến giấc mơ World Cup thành hiện thực không phải là chuyện đề ra các cột mốc tưởng tượng trên giấy để rồi mơ mộng, mà phải bắt tay ngay vào việc chọn lựa từng viên gạch nhỏ, xây dựng một nền móng vững chắc để nuôi dưỡng giấc mơ của mình bằng những niềm cảm hứng từ Iceland, Panama... như tại World Cup 2018.
World Cup gần như là cuộc chơi riêng của châu Âu và Nam Mỹ, nhưng không có nghĩa những sự góp mặt khác đều chỉ “niềm vui thoáng qua”. Năm 2002, lần đầu tiên tham dự, Senegal đã vào đến tứ kết. Trước đó, tại World Cup 1990, một đại diện châu Phi khác là Cameroon ở lần tham dự thứ 2 tham dự của mình cũng tạo ra địa chấn với việc vào vòng 8 đội mạnh nhất. Kỳ tích của Hàn Quốc năm 2002 càng khiến cho World Cup dù đang trở thành cỗ máy thương mại khổng lồ vẫn mang trong mình những giấc mơ đẹp của nhiều quốc gia yêu bóng đá, trong đó có Việt Nam.
Từ năm 2000 đến nay, có 2 lần bóng đá Việt Nam xây dựng đề án tìm suất dự World Cup và đều thất bại từ khá sớm. Có lẽ cũng cần thêm ít nhất 2 thập niên nữa để những nhà quản lý xây dựng được lộ trình biến giấc mơ thành hiện thực như đã làm ở giải U.23 châu Á vừa qua. Trong khi chờ đợi điều đó, việc thưởng thức World Cup và học hỏi những điều bổ ích từ sự kiện này cũng là điều nên làm.
Hãy xem cách các đội tuyển Panama, Iceland giành quyền dự World Cup. Họ đều là những quốc gia nhỏ bé về dân số lẫn sự phổ biến của bóng đá, đều nằm ở những khu vực mà các suất dự World Cup gần như được mặc định dành riêng cho các quốc gia phát triển. Thế nhưng, Iceland đã đứng đầu bảng vòng loại, xếp trên cả Croatia hay Ukraine trong khi Panama vượt qua cường quốc Mỹ để đứng trong tốp 3 khu vực CONCACAF.
Những câu chuyện cổ tích là một phần của nền văn hóa Nga vĩ đại. Bắt đầu từ ngày hôm nay, khi quả bóng Telstar 18 lăn trên mặt cỏ của sân Luzhniki tại thủ đô Mátxcơva, cả thế giới không chỉ chờ đợi thời điểm xuất hiện cái tên sẽ bước lên bục vinh quang sau cùng, mà người yêu bóng đá trên khắp hành tinh cũng sẽ hy vọng có những câu chuyện cổ tích được viết riêng cho World Cup 2018. Cái cách mà nước Nga, dù vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, vẫn chuẩn bị cho World Cup lần đầu tiên tổ chức tại Đông Âu theo một cách hoàn hảo nhất, cũng là một chuyện đáng học tập. Người Nga không đặt quá nhiều kỳ vọng vào thành tích của đội tuyển nước nhà, nhưng họ tin rằng World Cup 2018 chính là thông điệp gửi đến thế giới khát vọng của một nước Nga hùng cường và đáng sống, luôn hướng đến sự hòa nhập với thế giới bất chấp các rào cản về chính trị hiện nay.
Với riêng người yêu bóng đá Việt Nam, 10 - 20 năm trước, World Cup chỉ là món ăn tinh thần, cơ hội để thưởng thức bóng đá đỉnh cao thì sau chiến tích của đội tuyển U.23 Việt Nam hồi đầu năm 2018, đã có những mơ ước đẹp đẽ xuất hiện. Chúng ta đã bắt đầu nghĩ đến tham vọng đào tạo những thế hệ cầu thủ tài năng, đã bắt đầu nghiên cứu cách thức tổ chức các giải đấu hàng đầu thế giới để áp dụng cho làng cầu nội địa.
Bóng đá Việt Nam cũng phần nào hiểu ra rằng để biến giấc mơ World Cup thành hiện thực không phải là chuyện đề ra các cột mốc tưởng tượng trên giấy để rồi mơ mộng, mà phải bắt tay ngay vào việc chọn lựa từng viên gạch nhỏ, xây dựng một nền móng vững chắc để nuôi dưỡng giấc mơ của mình bằng những niềm cảm hứng từ Iceland, Panama... như tại World Cup 2018.