“Xa thương gần thường”?

Mẹ nhập viện mới 2 ngày, chỉ bị viêm phế quản, bác sĩ bảo vài ngày sẽ khỏi. Vậy mà, đứa con trai chị đi làm trong Nam khi hay tin như thế, nó đã khóc lóc qua điện thoại thật tội nghiệp. Tuần vừa rồi nó quyết định xin nghỉ việc ở công ty, nó bảo sẽ đón xe về quê chăm sóc mẹ vì thương mẹ quá. Còn người anh trai của nó thì ở quanh năm với mẹ, vì bệnh tật thường xuyên nên cứ một tháng anh đưa mẹ đi viện một đến hai lần, có lần mẹ nằm cấp cứu nhưng anh ấy vẫn “tỉnh bơ”... “coi như không” vì đã quá quen với cảnh này rồi. Mọi người trong xóm bàn tán: “Thằng anh thật là vô tình, ít ra cũng phải tỏ bộ mặt đau xót để an ủi mẹ đôi phần. Đằng này, đúng là không bù cho thằng em chạy đôn chạy đáo từ trong Nam về quê chăm mẹ”.

Mẹ nhập viện mới 2 ngày, chỉ bị viêm phế quản, bác sĩ bảo vài ngày sẽ khỏi. Vậy mà, đứa con trai chị đi làm trong Nam khi hay tin như thế, nó đã khóc lóc qua điện thoại thật tội nghiệp. Tuần vừa rồi nó quyết định xin nghỉ việc ở công ty, nó bảo sẽ đón xe về quê chăm sóc mẹ vì thương mẹ quá. Còn người anh trai của nó thì ở quanh năm với mẹ, vì bệnh tật thường xuyên nên cứ một tháng anh đưa mẹ đi viện một đến hai lần, có lần mẹ nằm cấp cứu nhưng anh ấy vẫn “tỉnh bơ”... “coi như không” vì đã quá quen với cảnh này rồi. Mọi người trong xóm bàn tán: “Thằng anh thật là vô tình, ít ra cũng phải tỏ bộ mặt đau xót để an ủi mẹ đôi phần. Đằng này, đúng là không bù cho thằng em chạy đôn chạy đáo từ trong Nam về quê chăm mẹ”.

Về cái chuyện “thương sao cứ thấy bình thường”này, anh H. An ngụ Cái Đước, Cà Mau tâm sự: Trong cuộc sống hàng ngày, tôi rất ít khi bộc lộ tình thương ra bên ngoài, để con thấy mình yêu thương rồi chủ quan, không nghe lời. Khi cháu khoe học sinh giỏi, tôi vui lắm, nhưng tôi chỉ im lặng và chia sẻ với bạn bè, người thân rằng con mình học giỏi chứ chưa bao giờ nói trước mặt cháu. Không ngờ nó cũng “lây nhiễm” cách kiềm chế cảm xúc của mình. Hôm mẹ nó qua đời, thằng bé vẫn không khóc lóc, mắt nó ráo hoảnh, cứ trân trân đứng nhìn quan tài mẹ mình. Mấy người hàng xóm xì xào: “Đúng là con bất hiếu, mẹ chết mà không khóc”. Có bà cụ lại thắc mắc: “Bình thường nó là đứa con hiếu thảo, chăm sóc mẹ nó đến nơi đến chốn, thế mà khi mẹ mất nó vẫn không rơi lấy giọt nước mắt nào, con với chả cái!”.

Trong đời sống cảm xúc, tình cảm, một quy luật mà con người ít nhận ra đó là hiện tượng thích ứng. Có nghĩa là một cảm xúc, tình cảm nào đó, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần không thay đổi sẽ bị suy yếu dần. Hay còn gọi là sự “chai sạn” của tình cảm. Đời sống tâm lý phức tạp và cảm xúc, tình cảm cũng biểu hiện muôn hình, vạn trạng. “Xa thương, gần thường” không phải là sự biểu hiện thái độ vô cảm, mà là hệ quả của một quá trình lặp đi, lặp lại những cảm xúc, tình cảm một cách đơn điệu khiến người đón nhận cũng cảm thấy “nhàn nhạt”, thiếu lửa. Nếu không khéo nhận ra, chúng ta dễ bị quy chụp và nhận định thiếu chính xác.

Do vậy, để con người biết và thổ lộ tình cảm một cách chân thật, mọi người hãy cùng nhau làm cho mới mẻ, sinh động trong quan hệ, tinh tế trong cách thể hiện, nhất là quan hệ tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình. Đừng nhận định thiếu khách quan, hay ngộ nhận đánh giá chỉ thông qua thái độ biểu hiện bề ngoài của cá nhân.

Tất nhiên, nếu như con người biết thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình phù hợp nhất là với những người xung quanh thì sẽ được mọi người ghi nhận, đánh giá. Song, với hiện tượng “chai sạn” thì không nên vội vàng phán xét và cần phải được xem xét một cách toàn diện. Do đó, trong gia đình, cha mẹ cần định hướng, giáo dục cho con cách thể hiện cảm xúc của mình đúng với từng hoàn cảnh cụ thể để trẻ biết cách ứng xử cho phù hợp.

Th.S NGUYỄN VĂN CÔNG

Tin cùng chuyên mục