Trong ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2023 diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 19-3, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết, năm nay, thí sinh chỉ cần đăng ký nguyện vọng theo ngành.
Bộ GD-ĐT khẳng định không ban hành quy chế tuyển sinh mới năm 2023, công tác tuyển sinh vẫn áp dụng quy chế, quy trình như năm 2022, nhưng các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) phải xây dựng quy chế tuyển sinh của trường để cụ thể hóa quy chế của Bộ GD-ĐT và công khai trên trang điện tử của trường. Dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm 2023 sẽ triển khai cũng như hoàn thành sớm hơn năm 2022.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT về cách tính và áp dụng điểm ưu tiên được đưa vào quy chế tuyển sinh, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp.
“TPHCM hiện có 206 trường THPT công lập và ngoài công lập. Chương trình tư vấn tuyển sinh đã đến với học sinh của hơn 100 trường THPT, cho thấy sức lan tỏa của hoạt động này. Bên cạnh các kênh tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội, học sinh vẫn cần một kênh tư vấn trực tiếp để trao đổi, giải đáp thắc mắc, góp phần định hướng nghề nghiệp chính xác hơn”, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ.
Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm. Sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn trong năm 2023.
Đến nay, các trường đại học (ĐH) trên cả nước đã hoàn thành công bố điểm chuẩn. Trong đó, nhóm ngành Công nghệ thông tin (CNTT), Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu có điểm chuẩn rất cao, thu hút nhiều thí sinh đăng ký.
Ngày 15-9, sau khi kết thúc lọc ảo và xét tuyển lần cuối cùng, các trường đại học (ĐH) trên cả nước sẽ họp hội đồng tuyển sinh và xác định mức điểm trúng tuyển (điểm chuẩn). Ghi nhận từ nhiều trường ĐH trên cả nước cho thấy, điểm chuẩn năm nay sẽ không có nhiều biến động, không có nghịch lý 30 điểm vẫn rớt ĐH như năm 2021.
Từ trưa 15-9, những trường đại học đầu tiên bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy 2022. Các trường có thời gian 3 ngày để công bố kết quả, từ 15-9 đến 17 giờ 17-9. Báo SGGP liên tục cập nhật, mời bạn đọc tra cứu điểm chuẩn các trường tại đây.
Bộ GD-ĐT mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng đến hết 17 giờ ngày 23-8 để tạo thêm điều kiện cho các thí sinh tự đăng ký, chỉnh sửa thông tin. Đây là cơ hội cuối cùng để thí sinh hoàn thành việc đăng ký nguyện vọng của mình.
Do sự cố kết nối của nền tảng thanh toán trực tuyến, Bộ GD-ĐT đã thông báo lùi lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh 3 ngày so với kế hoạch ban đầu.
Do sự cố kết nối của nền tảng thanh toán trực tuyến, Bộ GD-ĐT đã thông báo lùi lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh 3 ngày so với kế hoạch ban đầu.
Tối 20-8, Bộ GD-ĐT công bố dữ liệu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung sau khi kết thúc thời hạn đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào lúc 17 giờ ngày 20-8.
Từ nay đến 17 giờ ngày 20-8, thí sinh trên cả nước thực hiện đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT hoặc cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là hình thức xét tuyển chung và là thủ tục bắt buộc áp dụng cho các phương thức xét tuyển hiện hành.
Sau khi các sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) công bố điểm thi và kết quả xét tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), dư luận lại dấy lên đề xuất việc phải bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT khi hàng chục địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp đạt mức trên 99%.
Với kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 không có hiện tượng “mưa” điểm 10 như năm 2021, điểm trung bình của các môn thi không có biến động nên nhiều chuyên gia tuyển sinh dự báo điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay sẽ hạ nhiệt.
Ngày 24-7, Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả thi và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Điều hiện nay phụ huynh, thí sinh (TS) quan tâm là đăng ký xét tuyển đại học vào ngành mình yêu thích. PGS-TS Nguyễn Thu Thủy (ảnh), Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) trao đổi làm rõ thêm một số vấn đề.
Ngày 12-7, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Xét tuyển vào đại học: Lựa chọn và đăng ký thế nào để trúng tuyển đúng nguyện vọng?” nhằm giải đáp một số thắc mắc, băn khoăn của thí sinh.
Sáng ngày 12-7, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Xét tuyển vào đại học: Lựa chọn và đăng ký thế nào để trúng tuyển đúng nguyện vọng?", nhằm giúp phụ huynh và thí sinh có đầy đủ thông tin về quy chế tuyển sinh, ngành nghề năm nay để có sự lựa chọn ngành học phù hợp, đăng ký xét tuyển chính xác.
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Xét tuyển vào đại học: Lựa chọn và đăng ký thế nào để trúng tuyển đúng nguyện vọng?" vào lúc 9 giờ đến 11 giờ ngày 12-7.
Chỉ còn vài ngày nữa, hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 7 và 8-7, sau khi học sinh kết thúc 1 năm học vất vả do tác động của dịch Covid-19, nhiều nơi học sinh đã phải học trực tuyến thời gian dài.