Xử lý tình trạng khai thác cát không phép trên sông Soài Rạp

Báo SGGP ra ngày 13-12 có bài “Khai thác cát trên sông Soài Rạp gây sạt lở nghiêm trọng” phản ánh tình trạng khai thác cát không phép trên sông Soài Rạp, sông Đồng Nai (khu vực giáp ranh giữa TPHCM và Đồng Nai) gây sạt lở nghiêm trọng thuộc phường Long Trường (quận 9). Người dân đã nhiều lần phản ánh với cơ quan chức năng nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn, gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng khai thác cát lậu tại các khu vực nói trên đã diễn ra nhiều năm nay, các cơ quan chức năng liên tục xử lý nhưng vẫn chưa dứt điểm dẫn đến tình trạng hai bên bờ sông bị sạt lở  nghiêm trọng.

Báo SGGP ra ngày 13-12 có bài “Khai thác cát trên sông Soài Rạp gây sạt lở nghiêm trọng” phản ánh tình trạng khai thác cát không phép trên sông Soài Rạp, sông Đồng Nai (khu vực giáp ranh giữa TPHCM và Đồng Nai) gây sạt lở nghiêm trọng thuộc phường Long Trường (quận 9). Người dân đã nhiều lần phản ánh với cơ quan chức năng nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn, gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng khai thác cát lậu tại các khu vực nói trên đã diễn ra nhiều năm nay, các cơ quan chức năng liên tục xử lý nhưng vẫn chưa dứt điểm dẫn đến tình trạng hai bên bờ sông bị sạt lở  nghiêm trọng.

Sau khi báo đăng, ngày 17-12, lực lượng chức năng Bộ Công an phối hợp cùng CSGT đường thủy Đồng Nai và lực lượng cơ động TPHCM đã mai phục và vây bắt hơn 10 tàu khai thác cát lậu tại khu vực sông Soài Rạp, sông Đồng Nai khu vực giáp ranh TPHCM và tỉnh Đồng Nai.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực này có nhiều tàu bè, ban ngày đậu về phía rừng dừa nước phía bên Đồng Nai, chờ trời nhá nhem tối thì đồng loạt nổ máy hút cát bơm vào các tàu lớn sau đó chuyển qua sàn lan để đưa đi tiêu thụ. Theo một cán bộ Ban quản lý dự án khu dân cư phường Long Trường và Trường Thạnh, số liệu khảo sát từ thời điểm giao đất (năm 2013) đến nay, khu vực trên liên tục bị sạt lở.

Đến tại thời điểm này, dọc bờ sông khu vực này, chỗ sạt lở ít thì 15m, chỗ nhiều lên đến 70m. Tổng diện tích sạt lở khu vực này trong hơn 1 năm qua, ước tính  lên đến  gần 76.000m². Nhiều cây dừa đã bị đất sạt lở, nằm chơ vơ trên sông cách bờ hàng chục mét. “Cát tặc” hoạt động ngày càng công khai hơn, đông hơn, tập trung thành từng nhóm có tổ chức hẳn hoi, bất chấp pháp luật, khai thác tận diệt, hủy diệt các hệ sinh thái tự nhiên.

TRÀ GIANG

Tin cùng chuyên mục