Khai thác nước ngầm không đúng quy định

Xử phạt như thế nào?

1.
Xử phạt như thế nào?

1.Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có giấy phép theo quy định của pháp luật thì căn cứ theo mức độ vi phạm (số lượng giếng khoan từ 1-4 giếng; độ sâu giếng khoan từ dưới 50m đến 100m trở lên; tổng khối lượng nước khai thác từ 200m3 – 4.000m3/ngày đêm trở lên…) tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 20 triệu đồng.

Xử phạt như thế nào? ảnh 1
Một cơ sở khoan giếng trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp. Ảnh: C.Th.

2. Phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 4 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không báo các kết quả thăm dò theo quy định; cản trở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò khi cơ quan nhà nước yêu cầu; không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khai thác nước dưới đất không đúng tầng chứa nước; khai thác nước dưới đất không theo chế độ quy định trong giấy phép; khai thác nước dưới đất không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

Riêng những hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định trong trường hợp không có giấy phép (như phần 1).

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với các hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa nội dung giấy phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Phạt từ cảnh cáo đến 16 triệu đồng đối với những hành vi thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã quá hạn từ 30 đến 60 ngày và tùy theo mức độ vi phạm khác nhau mà mức phạt khác nhau.

3.
Đối với những tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất nếu không tuân thủ các quy định như hành nghề không có giấy phép hoặc có nhưng đã hết hạn; thi công giếng khoan không đúng theo quy trình, thiết kế kỹ thuật… cũng bị phạt từ cảnh cáo đến 14 triệu đồng.

Ngoài ra, những tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật , phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước.

(Nguồn: Nghị định 34 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước).

MINH XUÂN

Tin cùng chuyên mục