Con đường phía trước

Truyền thông Đức những ngày cuối tháng 11 đã liên tục công bố các kết quả cuộc thăm dò dư luận ở nước này cho biết đa số người dân Đức ủng hộ các kết quả đàm phán trong hiệp ước liên minh giữa liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ xã hội (SPD). Kết quả cuộc thăm dò của kênh truyền hình Đức ZDF, cho thấy 52% số người được hỏi hài lòng với kế hoạch liên minh giữa liên đảng bảo thủ và đảng trung tả, trong đó tỷ lệ ủng hộ ở nhóm người của CDU/CSU lên tới 65% và 64% của SPD.

Truyền thông Đức những ngày cuối tháng 11 đã liên tục công bố các kết quả cuộc thăm dò dư luận ở nước này cho biết đa số người dân Đức ủng hộ các kết quả đàm phán trong hiệp ước liên minh giữa liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ xã hội (SPD). Kết quả cuộc thăm dò của kênh truyền hình Đức ZDF, cho thấy 52% số người được hỏi hài lòng với kế hoạch liên minh giữa liên đảng bảo thủ và đảng trung tả, trong đó tỷ lệ ủng hộ ở nhóm người của CDU/CSU lên tới 65% và 64% của SPD.

Trong các vấn đề riêng, việc CDU/CSU và SPD nhất trí cải cách lương hưu (có thể nghỉ hưu từ 63 tuổi nếu đã nộp bảo hiểm ít nhất 45 năm) nhận được sự ủng hộ cao nhất, với 90% số người được hỏi đồng tình. Kế hoạch áp dụng lương tối thiểu ở mức 8,50 EUR/giờ cũng nhận được sự ủng hộ của 82%. Trong khi kế hoạch đánh thuế đường đối với các lái xe hơi người nước ngoài và kế hoạch thực thi quốc tịch kép chỉ nhận được sự ủng hộ tương ứng là 68% (29% phản đối) và 56% (38% phản đối). 

Nước Đức xem như đã có chính phủ. Tuy nhiên, có tới 79% số người được hỏi bày tỏ hoài nghi về các kế hoạch chi tiêu và đầu tư của ba đảng mà không tăng thuế hay không gây nợ mới. Thỏa thuận thành lập liên minh giữa CDU/CSU và SPD được giới quan sát đánh giá như một thỏa hiệp nhằm giảm bớt căng thẳng giữa 3 đảng về mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hòa hợp xã hội. Trong các cuộc đàm phán thành lập liên minh, CDU/SCU có khuynh hướng chú trọng đến mục tiêu khôi phục kinh tế trong khi SPD đề cao các vấn đề xã hội. CDU/SCU cho rằng không nên tăng thuế, nhưng SPD lại đặt ra các mục tiêu của chính phủ là lương tối thiểu, cắt giảm tuổi nghỉ hưu. Những khác biệt này đã khiến tiến trình đàm phán thành lập chính phủ ở Đức gặp khó khăn trong suốt 7 tuần qua. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, hai trong số những vấn đề gây tranh cãi nhất là lương hưu và lương tối thiểu đã được giải quyết.

Nhiệm vụ trước mắt của đại liên minh cầm quyền là phải tái cân bằng nền kinh tế lớn nhất eurozone và tranh thủ sự ủng hộ của người dân Đức để giải quyết các vấn đề nợ và ngân hàng. Điều này không dễ khi mà các chuyên gia cảnh báo kế hoạch áp dụng mức lương tối thiểu mà SPD đưa ra có thể tác động nghiêm trọng tới thị trường việc làm ở nước này, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính muốn thu gọn bộ máy làm việc và giảm bớt lương nhân công. Việc áp dụng cố định một mức lương tối thiểu sẽ khiến người lao động khó tìm kiếm được công việc mới.

Nước Đức sẽ phải hy sinh những chính sách đúng đắn, không những đưa nền kinh tế Đức thoát khỏi tình trạng trì trệ mà còn vượt qua “cơn bão” nợ một cách ấn tượng. Nhưng theo báo Independent, câu hỏi lớn hiện nay là nước Đức sẽ rút lui đến mức độ nào khỏi các cuộc cải cách triệt để vốn đã giúp đưa một nước Đức “sụt sịt” trong những năm 2000 để trở thành một cường quốc của khu vực đồng EUR.

Con đường sắp tới của chính phủ mới sẽ không trải toàn hoa hồng. Gánh nặng của Đức là sự suy giảm dân số, trong khi lực lượng lao động cứ liên tục lao dốc. Nếu không có sự thay đổi tuổi về hưu và giới hạn người nhập cư, dân số lao động được ước tính lao xuống khoảng 15% trong khoảng 15 năm tới.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục