Khó hạn chế sử dụng túi ni lông không phân hủy

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, trong kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020, TPHCM đã đặt mục tiêu giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại và giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ  dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. 
Cần hạn chế sử dụng túi ni lông. Ảnh: THÀNH TRÍ
Cần hạn chế sử dụng túi ni lông. Ảnh: THÀNH TRÍ
Tuy nhiên, thực tế rất khó kiểm soát việc sản xuất và phân phối túi ni lông. Nguyên nhân do tỷ lệ người dân và tiểu thương tự giác tham gia việc giảm sử dụng túi ni lông chưa cao, còn tập trung thực hiện theo phong trào.
Trong khi túi ni lông thân thiện môi trường có giá thành cao hơn túi ni lông khó phân hủy nên tiểu thương vẫn chuộng sử dụng loại này hơn; các đơn vị sản xuất túi ni lông thân thiện không đáp ứng được nhu cầu cung cấp mẫu túi đa dạng cho cửa hàng nhỏ lẻ, tiểu thương ở chợ; việc kiểm tra, xử phạt việc thực thi Luật Thuế bảo vệ môi trường chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng túi ni lông thân thiện không thể cạnh tranh về giá với túi ni lông thông thường trên thị trường; chưa có quy định chung về tiêu chuẩn, tiêu chí, chất lượng, mẫu mã đối với sản phẩm thân thiện môi trường, cách thức phân biệt túi ni lông thông thường và túi thân thiện để người tiêu dùng nhận biết.

Tin cùng chuyên mục