Ngày 18-1, phản ứng trước việc thiếu thuốc Glivec 100mg và Tasigna 200mg phục vụ điều trị cho người bệnh ung thư máu do nguồn viện trợ hết, TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, hàng ngày viện đang có khoảng 400 - 500 bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc Glivec 100mg và Tasigna 200mg.
Các bệnh nhân này duy trì thuốc Glivec 100mg và Tasigna 200mg điều trị ung thư bằng hai nguồn khác nhau là nguồn viện trợ và nguồn từ Quỹ BHYT.
Hiện nay, nguồn thuốc viện trợ tạm thời đang hết. Để phục vụ nhu cầu điều trị của bệnh nhân, viện vẫn duy trì để bệnh nhân sử dụng thuốc bằng nguồn BHYT nhưng liều có ít hơn liều thường ngày.
Do vậy để sớm giải quyết được tình trạng này, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã trao đổi với lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Vụ Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý dược của Bộ Y tế để có phương án xử lý điều chỉnh thuốc từ nguồn BHYT sang thuốc viện trợ, nhằm phục vụ nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Khi có thuốc viện trợ về, lại chuyển từ nguồn đó sang bù cho thuốc BHYT.
Cục Quản lý dược cũng cho biết, Chính phủ đã có Nghị quyết số 05/NQ-CP đồng ý cho 4 viện, bệnh viện được tiếp nhận thuốc viện trợ Glivec do Công ty Novartis Pharma Service AG - Thụy Sĩ cung cấp, với hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định cũ tại Thông tư 47/2010/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
Theo đó, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương được tiếp nhận 247.440 viên (tương đương với 247.440 hộp), Bệnh viện Chợ Rẫy 1.888 hộp, Bệnh viện Ung bướu TPHCM 1.603 hộp và Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM 4.804 hộp.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế và 4 viện, bệnh viện nói trên chịu trách nhiệm giám sát quá trình nhập khẩu, kiểm dịch, thử nghiệm chất lượng, thực hiện hậu kiểm lô thuốc; chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc khi sử dụng.
Trước quyết định trên, Cục Quản lý dược đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế TP Hà Nội, TPHCM và các viện/bệnh viện liên quan đề nghị khẩn trương lập hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc viện trợ Glivec gửi cơ quan có thẩm quyền, theo quy định tại Thông tư 47 để được xem xét đối với các lô thuốc viện trợ Glivec.
Đề nghị Sở Y tế Hà Nội và TPHCM trên khẩn trương giải quyết hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc viện trợ đối với các lô thuốc Glivec, giám sát việc nhập khẩu lô thuốc trên và tiến hành hậu kiểm khi đưa vào sử dụng.
Công văn của Cục Quản lý dược cũng chỉ rõ, đối với thuốc có hạn dùng còn lại ngắn hơn 12 tháng, Cục Quản lý dược đồng ý để bệnh viện được tiếp nhận sau khi được Sở Y tế cấp phép nhập khẩu.
Về phía các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc và chỉ đưa vào sử dụng những thuốc còn hạn dùng và đảm bảo chất lượng. Bệnh viện phải có kế hoạch sử dụng và điều chuyển giữa các đơn vị tham gia Chương trình hỗ trợ thuốc Glivec, Tasigna cho người bệnh có thẻ BHYT giai đoạn 2015-2019 đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, tránh để thuốc hết hạn sử dụng gây lãng phí.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tan biến nỗi lo phải chữa bệnh bằng "rác thuốc" khi đã có những chỉ dấu về dược liệu an toàn của EU
-
Cấm lưu hành thuốc ho Pneumoel gây rối loạn nhịp tim
-
Đảm bảo cung ứng thuốc phòng, điều trị bệnh sởi
-
Bộ Công thương và Bộ Y tế cùng ngăn chặn thực phẩm chức năng bán kiểu đa cấp
-
Vaccine ComBE Five có thực sự an toàn?
-
Đã tiêm vaccine hay thuốc vào người chắc chắn có phản ứng
-
Không để thiếu và tăng giá thuốc chữa bệnh
-
Các trường hợp Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm chủng vaccine ComBE Five
-
Vaccine ComBE Five sắp được tiêm trên toàn quốc
-
Dùng thuốc từ “nhau thai người”: Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh