Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan?

Các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi quốc gia Tây Nam Á này trong năm tới, thay vì duy trì một lực lượng binh lính tại đây. Động thái này cho thấy Tổng thống Obama đang ngày càng thất vọng về mối quan hệ giữa ông với người đồng cấp Afghanistan Hamid Karzai, vốn đã rơi vào tình trạng căng thẳng mới sau khi Washington xúc tiến đàm phán hòa bình với Taliban ở Doha (Qatar) hồi tháng trước.
Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan?

Các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi quốc gia Tây Nam Á này trong năm tới, thay vì duy trì một lực lượng binh lính tại đây. Động thái này cho thấy Tổng thống Obama đang ngày càng thất vọng về mối quan hệ giữa ông với người đồng cấp Afghanistan Hamid Karzai, vốn đã rơi vào tình trạng căng thẳng mới sau khi Washington xúc tiến đàm phán hòa bình với Taliban ở Doha (Qatar) hồi tháng trước.

Lực lượng Mỹ tại Afghanistan.

Lực lượng Mỹ tại Afghanistan.

Mỹ bỏ rơi Afghanistan

Tổng thống Karzai coi việc Mỹ hồi tháng trước đồng ý cho phép Taliban mở văn phòng đại diện tại Qatar và đàm phán hòa bình với Taliban như một hành động “lá mặt, lá trái”, đi ngược cam kết của Mỹ và quyết định ngừng tiến trình đàm phán về hiệp định an ninh giữa hai nước sau năm 2014. Giới phân tích nhận định, việc ông Karzai giận dữ tẩy chay đàm phán hòa bình Mỹ - Taliban một phần xuất phát từ quan điểm cho rằng Mỹ đã hành động qua mặt, phớt lờ đối với ông, khiến cho ông có cảm giác bị “bỏ rơi”. Ngay cả cuộc hội đàm trực tuyến qua truyền hình ngày 27-6 vừa qua giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Karzai nhằm hạ nhiệt mối quan hệ căng thẳng cũng không thu được kết quả.

Đàm phán hòa bình với Taliban là điều mà các lãnh đạo Mỹ, từ thời Tổng thống George W. Bush đến Tổng thống Obama đều có nhiều cố gắng bằng các cuộc tiếp xúc bí mật nhiều năm. Việc xúc tiến đàm phán hòa bình với Taliban vào thời điểm này đối với Mỹ rất quan trọng, là điều cần thiết phải làm để đảm bảo một nước Afghanistan hòa bình và an ninh sau khi Mỹ rút quân. Sau hơn một thập niên chiến đấu bằng súng đạn, Taliban đang muốn quay trở lại con đường chính trị để tìm kiếm quyền lực. Lực lượng này được xem là đang chuẩn bị từng bước để tham gia vào cuộc bầu cử vào năm 2014 ở Afghanistan, và xa hơn là chuẩn bị tư thế cho giai đoạn sau khi Mỹ và NATO rút quân vào cuối năm 2014. Cho nên ngay từ bây giờ, Taliban muốn chính thức đàm phán với Mỹ để tạo một tư thế chính trị nhất định trước khi bước vào mùa tranh cử, và nhất là mong muốn được tham gia chia sẻ quyền lực ở Kabul.

Rút hết hay không?

Hiện Mỹ có 63.000 binh lính tại Afghanistan. Trước đây, Tổng thống Obama từng cam kết chấm dứt sự dính líu của Mỹ tại Afghanistan vào cuối năm 2014, nhưng cũng đã từng thảo luận về các đề xuất theo đó tiếp tục duy trì từ 8.000 - 10.000 quân tại đây sau lộ trình rút quân cuối năm 2014. Báo New York Times (Mỹ) ngày 10-7 cho biết, dự định trên đang được Washington nghiêm túc xem xét sau một cuộc nói chuyện căng thẳng qua điện thoại giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Hamid Karzai hồi cuối tháng 6. Mặc dù người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little từ chối trả lời câu hỏi liệu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel có ủng hộ việc duy trì một lực lượng lính Mỹ ở Afghanistan sau năm 2014 hay không, nhưng các quan chức Nhà Trắng thừa nhận rằng chính quyền Obama đang ngày càng thất vọng với các hành động và chính sách gần đây của Tổng thống Afghanistan. Còn theo tờ Times, ông Obama có thể tăng tốc độ lịch trình rời khỏi Afghanistan và phần lớn các lực lượng Mỹ có thể về nhà vào giữa năm sau.

Theo giới quan sát, hai bên đang tìm cách gây áp lực lẫn nhau. Chính phủ Afghanistan hiểu rõ nhu cầu cần có sự diện diện của binh lính nước ngoài sau năm 2014 và Mỹ cũng đã có bài học tại Afghanistan, do vậy chắc chắn sẽ không rút hết quân. Một số chuyên gia cho rằng nếu Mỹ rút toàn bộ binh lính, Afghanistan có nguy cơ sẽ rơi vào tình trạng bạo lực và bất ổn ngày càng nghiêm trọng như tại Iraq hiện nay.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục