Theo AFP, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (FFW) vừa công bố một danh sách gồm 10 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trong năm 2012.
1. Rùa luýt: Rùa luýt (tên khoa học Dermochelys coriacea), đã xuất hiện trên Trái đất hơn 100 triệu năm, là một trong những loài sống trên qui mô rộng nhất thế giới, nhưng giờ đây đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây số lượng rùa luýt đã giảm chóng mặt, chủ yếu do hoạt động đánh bắt và bị con người lấy trứng.
2. Đười ươi Sumatra: Đười ươi Sumatra, là một trong hai loài đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng chỉ sống ở phía Bắc và phía Tây đảo Sumatra của Indonesia, số lượng loài động vật này đã suy giảm nhanh chóng do môi trường sống bị thu hẹp.
3. Khỉ đột núi: Khỉ đột núi được giới khoa học biết tới vào ngày 17-10-1902. Hiện FFW đã xếp Khỉ đột núi vào nhóm có nguy cơ bị “xóa xổ” trong năm 2012.
4. Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương: Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương, là nạn nhân của việc khai thác tràn lan, không kiểm soát được. Quần thể cá ngừ vây xanh đã giảm tới mức báo động trong vài thập kỷ vừa qua.
5. Cá heo Vaquita: Đây là loài cá heo nhỏ, chỉ sống trong Vịnh California của Mexico. Loài cá heo này được WWF xếp vào nhóm đặc biệt nguy cấp trong năm 2012.
6. Cá heo Irrawaddy: Cá heo Irrawaddy (có tên khoa học là Orcaella breviostris) sống chủ yếu trên sông Mê Kông và vùng Malampaya Sound, Philippines. Số lượng loài cá này hiện còn rất ít, chúng gần như tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và mất môi trường sống.
7. Hổ: Theo ước tính của các chuyên gia, hiện sống trong hoang dã chỉ còn khoảng 3.200 con hổ, giảm 97% trong vòng 1 thế kỷ qua.
8. Báo tuyết: Chỉ còn khoảng 6.000 cá thể báo tuyết sống hoang dã ở khoảng 12 quốc gia, nhưng “dân số” của nó ngày càng giảm mạnh do nạn săn bắn và mất môi trường sống.
9. Tê giác Javan: Tê giác Javan: Là loài động vật có vú lớn và quý giá nhất hành tinh. Hiện số lượng loài tê giác Javan chỉ còn vỏn vẹn khoảng 50 con, chúng không sống trong điều kiện nuôi nhốt.
10. Voi châu Á: Có tên khoa học Elephas maximus, trước đây voi châu Á còn được gọi là voi Ấn Độ. Hiện số lượng của chúng trong tự nhiên đã giảm mạnh và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đăng Hưng