Được biết, tính đến nay SCIC đã tiếp nhận tổng số 1.027 doanh nghiệp. Trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước như Vinaconex, Vinamilk, Bảo Minh, FPT… Hiện SCIC đã thoái vốn tại 975 doanh nghiệp, giá trị thu về gần 27.500 tỷ đồng, giá trị thu được từ giá bán so với giá vốn là 3,4 lần. Như vậy, hiện chỉ còn 140 doanh nghiệp phải thoái vốn trong giai đoạn 2017-2020. Trong danh mục thoái vốn tiêu biểu thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 có cả những doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Ngân hàng Quân đội, Tập đoàn Bảo Việt, Bảo Minh, Công ty Tái bảo hiểm quốc gia, Vinaconex, Công ty CP Nhựa Tiền Phong, Công ty CP Nhựa Bình Minh, Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco... Số lượng vốn tại 132 doanh nghiệp giá trị khoảng 13.500 tỷ đồng.
SCIC cho biết, năm 2017, theo kế hoạch sẽ thực hiện thoái vốn 115 doanh nghiệp trong tổng số 132 doanh nghiệp này. Thế nhưng, đã hơn 3 quý năm 2017, SCIC chỉ mới thoái vốn được khoảng 30 doanh nghiệp; do vậy, từ nay đến cuối năm sẽ phải phấn đấu thoái vốn hơn 80 doanh nghiệp. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt như Công ty Bảo Minh (51% vốn của nhà nước), Tập đoàn FPT (chỉ với 6% vốn nhà nước nhưng giá trị tương đối lớn, hơn 1.500 tỷ đồng), Nhựa Tiền Phong (37% vốn nhà nước) và Nhựa Bình Minh (30% vốn). Vinamilk (chỉ 3,33% vốn nhà nước, nhưng trị giá tới hơn 300 triệu USD)…
SCIC cho biết, năm 2017, theo kế hoạch sẽ thực hiện thoái vốn 115 doanh nghiệp trong tổng số 132 doanh nghiệp này. Thế nhưng, đã hơn 3 quý năm 2017, SCIC chỉ mới thoái vốn được khoảng 30 doanh nghiệp; do vậy, từ nay đến cuối năm sẽ phải phấn đấu thoái vốn hơn 80 doanh nghiệp. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt như Công ty Bảo Minh (51% vốn của nhà nước), Tập đoàn FPT (chỉ với 6% vốn nhà nước nhưng giá trị tương đối lớn, hơn 1.500 tỷ đồng), Nhựa Tiền Phong (37% vốn nhà nước) và Nhựa Bình Minh (30% vốn). Vinamilk (chỉ 3,33% vốn nhà nước, nhưng trị giá tới hơn 300 triệu USD)…