30% rừng đặc dụng chưa có cơ quan quản lý chuyên trách

Hội thảo Tương lai rừng đặc dụng Việt Nam: Một số vấn đề chính sách, nguồn lực và thực thi lâm luật, do Hiệp hội Vườn quốc gia cùng Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam kết hợp với Trung tâm Con người và thiên nhiên, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế tổ chức trong hai ngày 15 và 16-6 tại Hà Nội đã thu hút đông đảo sự quan tâm, nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia, nhà quản lý nhà nước đầu ngành.

(SGGP).- Hội thảo Tương lai rừng đặc dụng Việt Nam: Một số vấn đề chính sách, nguồn lực và thực thi lâm luật, do Hiệp hội Vườn quốc gia cùng Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam kết hợp với Trung tâm Con người và thiên nhiên, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế tổ chức trong hai ngày 15 và 16-6 tại Hà Nội đã thu hút đông đảo sự quan tâm, nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia, nhà quản lý nhà nước đầu ngành.
 
Năm 2011, 14/30 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã thu trên 30 tỷ đồng từ kinh doanh du lịch sinh thái. Việt Nam hiện có 164 khu rừng đặc dụng nhưng chỉ 70% trong số đó có cơ quan quản lý chuyên trách. Phần còn lại  chủ yếu là những cơ quan quản lý kiêm nhiệm hay một số khu rừng không có cơ quan quản lý, lực lượng ít. Ông Ngô Tiến Dũng, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết: “Khó khăn lớn nhất trong quản lý và phát triển đối với rừng đặc dụng chính là hạn chế về kinh phí”.

Theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 1-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước đầu tư việc phát triển rừng đặc dụng khoảng 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 50%. Quyết định đồng thời khuyến khích đầu tư phát triển rừng đặc dụng qua việc kinh doanh du lịch sinh thái.

D.Phương

Tin cùng chuyên mục