Với tuổi đời hơn 100 năm, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi quy tụ nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, hiện nay bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày 9 bảo vật quốc gia

9 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang lưu giữ 9 bảo vật quốc gia và là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá nền văn hóa Chămpa.

img-0376-6574.jpg
Đài thờ Trà Kiệu (xuất xứ Trà Kiệu, tỉnh Quảng Nam) với chất liệu sa thạch có niên đại thế kỉ VII–VIII. Đài thờ Trà Kiệu được đưa về bảo tàng năm 1901 và được công nhận là bảo vật quốc gia vào 1-10-2012
img-0377-5371.jpg
Phía trên Đài thờ Trà Kiệu là một Linga, ở giữa là bệ Yoni gồm 2 thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen cách điệu đối xứng nhau, phía dưới là một chiếc bệ vuông
img-0380-2945.jpg
Bốn mặt quanh khối vuông của Đài thờ được chạm trổ nhiều hình người
img-0351-3827.jpg
Đài thờ Mỹ Sơn E1 có xuất xứ từ Mỹ Sơn (Quảng Nam) với chất liệu sa thạch, có niên đại thế kỉ VII–VIII. Đài thờ Mỹ Sơn E1 được công nhận bảo vật quốc gia vào 1-10-2012. Đài thờ gồm 16 khối đá (hiện nay chỉ còn 14 khối, 2 khối đã bị mất từ sau khi khai quật)
img-0353-1252.jpg
Bên trên đài thờ có thể từng có một cặp Linga – Yoni bằng sa thạch nhưng nay không còn. Đường viền quanh đài thờ Mỹ Sơn trang trí hình thoi xen lẫn giữa những đóa hoa bốn cánh
img-0341-5629.jpg
Tượng bồ tát Tara với chất liệu đồng, có xuất xứ từ Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) được công nhận là bảo vật quốc gia vào 1-10-2012. Tượng có niên đại cuối thế kỉ IX – đầu thế kỉ X, được người dân tìm thấy vào năm 1978. Bảo vật cao gần 1,15m, hai tay cùng đưa cân xứng về phía trước
dsc02589-7719.jpg
img-0343-2170.jpg
Tay phải tượng cầm đóa hoa sen, tay trái cầm vỏ ốc. Hai chi tiết này đã bị thất lạc khi tượng được phát hiện. Đến tháng 12-2023, sau thời gian lưu lạc, hai hiện vật đã được bàn giao lại cho Bảo tàng lưu giữ và bảo quản
img-0329-1267.jpg
Đài thờ Đồng Dương với xuất xứ Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), có niên đại cuối thế kỉ IX – đầu thế kỉ X. Đài thờ được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2018
img-0331-8616.jpg
Bảo vật gồm 24 khối đá ghép lại với nhau tạo nên cấu trúc đài thờ với bốn bộ phận: Phần đế đặt dưới cùng; bệ thờ lớn mặt bằng hình vuông; bệ thờ nhỏ hình vuông và một bệ thờ cao hơn áp vào mặt sau của bệ thờ lớn
img-0358-772.jpg
Tượng thần Ganesha chất liệu sa thạch, niên đại thế kỉ VII, xuất xứ Mỹ Sơn (Quảng Nam). Tượng được công nhận bảo vật quốc gia ngày 31-12-2020. Tượng mô phỏng thần Ganesha là một trong những vị thần cổ xưa nhất của các ngôi đền Hindu với khả năng dẹp bỏ những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, thần Ganesha thường được thể hiện trong hình dạng một người đàn ông thấp béo, bụng phệ, có đầu voi với hai tay, bốn tay hoặc nhiều hơn
img-0322-1550.jpg
Tượng Gajasimha có niên đại thế kỉ XII. Tượng được công nhận bảo vật quốc gia ngày 31-12-2020. Gajasimha được tìm thấy trong cuộc khai quật tại Tháp Mẫm (Bình Định) năm 1933-1934 và được đưa về Bảo tàng từ năm 1935
ab-3016.jpg
Gajasimha (hay Voi – Sư tử) là một hình tượng linh thú trong thần thoại Ấn Độ với đầu voi và thân sư tử. Hình tượng đầu voi biểu trưng cho quyền năng của thần linh và thân hình sư tử là biểu trưng chiến thắng, uy quyền của một vị vua
img-0383-852.jpg
Apsara xuất xứ Trà Kiệu (Quảng Nam) có niên đại thế kỉ X. Phù điêu Apsara được công nhận bảo vật quốc gia 18-1-2024. Một góc đài thờ hiện đang trưng bày được điêu khắc nổi hai vũ nữ Apsara cùng hai nhạc công Gandharva đang chơi đàn. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên thủy đài thờ có kích thước khá lớn, chiều cao chừng 1,15m, rộng khoảng 3m, nhưng đáng tiếc là phần còn lại hiện nay chỉ là 1/16 của đài thờ xưa kia
img-0361-3198.jpg
Tượng thần Shiva xuất xứ Tháp Mỹ Sơn C1 (Quảng Nam), niên đại Thế kỉ VIII. Tượng được tìm thấy trong tháp Mỹ Sơn C1 năm 1903 trong tình trạng không nguyên vẹn. Đầu và đôi cẳng chân từ đầu gối trở xuống bị gãy nay được gắn lại bằng xi măng
img-0362-4823.jpg
Đây là tác phẩm có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Theo Henri Parmentier đây là hình ảnh khất thực của thần Siva do ông căn cứ vào hình dáng, trang phục và đặc biệt là hai cánh tay đưa ra phía trước của bức tượng (nay đã bị gãy mất)
z5241074029927-2b354699861bd67eaaf1e5953b533e4d-517.jpg
Đản sinh Brahma có xuất xứ từ Mỹ Sơn (Quảng Nam), niên đại từ thế kỉ VII–VIII và được công nhận bảo vật quốc gia vào 18-1-2024. Đây là bức chạm khắc trang trí trên vòm cửa của tháp Mỹ Sơn E1, được đưa về bảo tàng năm 1935
img-0373-8147.jpg
Bức chạm minh họa thần Visnu nằm trên biển vũ trụ mênh mông đen tối, được nâng đỡ bởi rắn thần Shesha 7 đầu, tay phải thần đỡ dưới đầu, tay trái giữ chặt cuống sen mọc ra từ rốn, trên đài sen thần Brahma ra đời trong tư thế thiền định và sau đó thần Brahma sáng tạo ra thế giới. Phía chân thần Visnu là hình ảnh một vị đạo sĩ đang chúc phúc cho cho cuộc đản sinh. Trong nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, ở vị trí này thường là hình ảnh của nữ thần Laksmi – vợ của Visnu. Hai đầu bức phù điêu là hai chim thần Garuda mình người chân chim, hình tượng Garuda này rất phổ biến trong nghệ thuật Môn – Dvaravati ở Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục