Như vậy, nợ thuế có khả năng thu hồi ước chiếm khoảng 3% tổng thu ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, khoản nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, tự phá sản, ngừng, nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc đang thi hành án hình sự là nhiều nhất, đến 28.200 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 38% tổng số nợ đọng thuế… Số đơn vị, cá nhân nợ thuế không có khả năng chi trả lên đến gần 700.000 đối tượng (gồm hơn 186.000 doanh nghiệp và 509.000 hộ kinh doanh và cá nhân).
Thế nhưng, theo đánh giá, những năm gần đây công tác quản lý thu hồi nợ đọng thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, số thuế nợ đọng có xu hướng giảm dần, năm 2015 là 76.450 tỷ đồng, năm 2016 giảm còn 74.200 tỷ đồng và đến cuối tháng 9 năm nay là gần 74.000 tỷ đồng và Bộ Tài chính đang phấn đấu xuống 72.000 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Nợ đọng giảm nhưng số thuế thu hồi qua từng năm tăng lên, năm 2015 thu được 37.600 tỷ đồng, 2016 thu được 42.500 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2017 đã thu được 35.900 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2016.
Hiện ngành thuế đang kiến nghị sửa đổi quy định về xử lý nợ đọng thuế với các trường hợp không có khả năng thu, cụ thể đối với những trường hợp người nộp thuế chết, mất tích, mất năng lực hành vi, tự giải thể, phá sản, bỏ vị trí kinh doanh đã tồn tại nhiều năm qua, để xử lý xóa nợ.
Thế nhưng, theo đánh giá, những năm gần đây công tác quản lý thu hồi nợ đọng thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, số thuế nợ đọng có xu hướng giảm dần, năm 2015 là 76.450 tỷ đồng, năm 2016 giảm còn 74.200 tỷ đồng và đến cuối tháng 9 năm nay là gần 74.000 tỷ đồng và Bộ Tài chính đang phấn đấu xuống 72.000 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Nợ đọng giảm nhưng số thuế thu hồi qua từng năm tăng lên, năm 2015 thu được 37.600 tỷ đồng, 2016 thu được 42.500 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2017 đã thu được 35.900 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2016.
Hiện ngành thuế đang kiến nghị sửa đổi quy định về xử lý nợ đọng thuế với các trường hợp không có khả năng thu, cụ thể đối với những trường hợp người nộp thuế chết, mất tích, mất năng lực hành vi, tự giải thể, phá sản, bỏ vị trí kinh doanh đã tồn tại nhiều năm qua, để xử lý xóa nợ.