Âm nhạc hòa bình ở Afghanistan

Tháng 2 vừa qua, 48 học sinh, sinh viên từ Viện Âm nhạc quốc gia Afghanistan đã có chuyến lưu diễn 13 ngày tại Mỹ. Khán giả Mỹ đã rất ngạc nhiên vì Afghanistan vẫn có những tài năng nghệ thuật trẻ, bất chấp sự bất ổn kéo dài triền miên tại đất nước này.
Âm nhạc hòa bình ở Afghanistan

Tháng 2 vừa qua, 48 học sinh, sinh viên từ Viện Âm nhạc quốc gia Afghanistan đã có chuyến lưu diễn 13 ngày tại Mỹ. Khán giả Mỹ đã rất ngạc nhiên vì Afghanistan vẫn có những tài năng nghệ thuật trẻ, bất chấp sự bất ổn kéo dài triền miên tại đất nước này.

Các nghệ sĩ trẻ biểu diễn tại thính phòng Carnegie ở New York.

Các nghệ sĩ trẻ biểu diễn tại thính phòng Carnegie ở New York.

Lần đầu tiên đi lưu diễn và cũng là lần đầu tiên đến Mỹ, các nghệ sĩ trẻ không khỏi bỡ ngỡ trước sự hào nhoáng và chuyên nghiệp của quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Tuy có điểm khác biệt so với các đoàn nghệ thuật khác là luôn được đặt trong sự bảo vệ nghiêm ngặt vì lo ngại sự trả thù của phe Taliban nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành những tiết mục biểu diễn. Các trung tâm thưởng thức nghệ thuật hàng đầu tại Mỹ là Trung tâm Kennedy ở Washington, thính phòng Carnegie ở New York luôn chật kín khán giả. Báo giới Mỹ nhận định, công chúng đã thật sự ấn tượng với bản nhạc “Bốn mùa” theo bản phối mang giai điệu Afghanistan. Ông Ahmad Sarmast, người sáng lập đồng thời là Giám đốc Nhạc viện quốc gia Afghanistan, cho biết: “Đó là cách để chúng tôi nói với cộng đồng thế giới rằng, chúng tôi là một phần trong số họ. Chúng tôi có thể nói được cùng một ngôn ngữ và ngôn ngữ đó là âm nhạc. Taliban đã tước đi âm nhạc của người dân Afghanistan. Giờ đây, âm nhạc là cách hữu hiệu nhất để chúng tôi bày tỏ niềm tự hào, về sức trẻ và về đất nước mình. Chuyến lưu diễn đã thành công vượt xa mong đợi. Nhờ đó, các nghệ sĩ trẻ sẽ có dịp biểu diễn tại Đại sứ quán Italia, Ngân hàng Thế giới”.

Chỉ đến năm 2010, Học viện Âm nhạc quốc gia Afghanistan mới được thành lập, sau sự sụp đổ của Taliaban. Trước đó, phe Taliban đã dựa trên những điều luật nghiêm ngặt của Hồi giáo để cấm đoán việc chơi các loại nhạc cụ. Giờ đây, học viện này đã trở thành “ngôi nhà ước mơ” của trẻ em trên khắp Afghanistan với hy vọng âm nhạc có thể mang đến một tương lai tốt đẹp hơn ở một đất nước thường xuyên bị chiến tranh tàn phá này. Ngôi trường có 140 tài năng trẻ đến từ mọi miền đất nước. Tại đây, các em không chỉ được học về âm nhạc mà còn được học các môn khoa học, tiếng Anh và luôn được thầy cô khuyến khích phát triển cá tính riêng. Đó là những điều mà trẻ em ở Afghanistan chưa bao giờ được phép làm. Ngôi trường này còn nhận được sự đóng góp rất lớn từ các quốc gia khác như Anh, Đức và Đan Mạch về vật chất lẫn giáo viên.

Một trong những câu chuyện về sự thành công tại học viện là cô bé 14 tuổi Fakria, được phát hiện tại một căn hầm dành cho trẻ em đường phố 2 năm trước. Cô bé đã từ bỏ cuộc đời đi bán kẹo cao su, đánh giày để sống cuộc sống mới mà em được đi học, được học nhạc cụ ưa thích là đàn cello. Đam mê chơi nhạc, cô bé tâm sự: “Cháu yêu cây đàn cello và cháu ước mong sau này mình sẽ trở thành một nhạc công giỏi và có thể phục vụ đất nước mình. Cháu có thể tới và chơi nhạc ở những nước khác, cũng như học hỏi và chia sẻ thêm về âm nhạc.”.

Phương Nam

Tin cùng chuyên mục