Y học trong tương lai

Ánh sáng cho sự sống

Ánh sáng cho sự sống

Bạn đang lo lắng tìm giải pháp hữu hiệu cho bệnh béo phì hay sợ hãi trước căn bệnh ung thư? Những tiến bộ của y học trong thời gian tới sẽ đem đến cho bạn những phương pháp điều trị mới rất khả quan.

  • Không cần chờ tặng cơ quan nội tạng nữa!
Ánh sáng cho sự sống ảnh 1

Chuyên gia về mô Anthony Atala, thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Wake Forest, và các cộng sự đưa ra thông tin này vào tháng 4-2006 khi họ công bố bàng quang nhân tạo đầu tiên được cấy ghép thành công ở người.

Thử thách to lớn kế tiếp là tạo nên một trong những cơ quan phức tạp nhất của cơ thể con người: quả thận. Công việc nghiên cứu của Atala về bàng quang bắt đầu từ năm 1999, khi ông có được tế bào của bệnh nhân đầu tiên trong số bảy bệnh nhân bị bệnh về bàng quang.

Ông và đồng nghiệp nuôi trồng tế bào này trong một mẻ cấy vi khuẩn, cấy chúng dưới dạng một cấu trúc có hình bàng quang, đang bị vi khuẩn tấn công rồi sau đó ghép những tế bào mới sinh ra vào các bộ phận đang bị suy yếu của bệnh nhân. Phương pháp này có thể được áp dụng nhân rộng vào năm 2016.

  • Loại bỏ gen gây béo phì
Ánh sáng cho sự sống ảnh 2

Phương pháp điều trị này đang được chuyên gia hóa sinh Michael Czech và đồng nghiệp, thuộc Đại học y Massachusetts, nghiên cứu.

Chìa khóa chủ yếu của phương pháp là một kỹ thuật can thiệp vào RNA (RNA interference – RNAi), một trong những cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Nói rõ hơn, khi virus xâm nhập tế bào, nó sẽ chuyển mã gen của nó sang tế bào theo cơ chế nhân đôi RNA. Khi tế bào phát hiện RNA là kẻ xâm nhập, nó sẽ cắt RNA thành những mảnh nhỏ và tấn công bất kỳ gen nào có chứa những mẩu RNAi.

Năm 2005, Czech đã sử dụng RNAi để vô hiệu hóa 1.000 gen có trong mô chứa chất béo. Nếu không có RNAi, các nhà khoa học sẽ mất hàng thập niên để thực hiện quá trình vô hiệu hóa tương tự. Giờ đây, họ chỉ cần tiêm một ít RNA phù hợp với gen mục tiêu, kích thích tế bào ngăn chặn gen hoạt động.

Phương pháp này có thể được áp dụng vào năm 2010 hoặc muộn hơn một chút. 

  • Kết nối các tế bào thần kinh bị đứt lìa
Ánh sáng cho sự sống ảnh 3

Một nhóm khoa học gia đang phát triển một công nghệ giúp phát triển tế bào thần kinh, giúp bệnh nhân bị thương hoặc ốm mau chóng bình phục. Công nghệ này xoay quanh chuỗi axit béo  độc lập có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng khoảng 1/1.000 kích thước tế bào máu.

Bởi chuỗi axit béo có đặc trưng khác nhau, một số chuỗi mang tính tích cực, số khác mang tính tiêu cực, một số chuỗi rất thích nước, một số khác lại không tương thích với chính nó nên những chuỗi axít béo này tự kết nối lại với nhau thành một dãy cấu trúc.

 Tiêm cấu trúc này vào vùng não bị thương tổn, hàng triệu những lỗ tổ ong siêu nhỏ sẽ hình thành một lưới mà dọc theo đó các tế bào thần kinh có thể phát triển.

Nhờ sự trợ giúp với vài liệu pháp khác, ví dụ chế độ thuốc men giúp kích thích sự phát triển tế bào thần kinh, những sợi thần kinh dài chứa tín hiệu điện tử sẽ kéo giãn ra và kết nối lại với nhau. Công nghệ này có thể áp dụng từ năm 2010.

  • Tia sáng cho  bệnh nhân liệt
Ánh sáng cho sự sống ảnh 4

Đây là một tin vui cho các bệnh nhân bị liệt do tổn thương dây thần kinh cột sống. Một thiết bị chạy bằng pin nhỏ được đặt vào bên trong cột sống trong vòng 18 ngày sau khi bị tai nạn có thể kích thích sự tăng trưởng mô thần kinh.

Thiết bị do Hãng Cyberkinetics tại Massachusetts chế tạo sẽ giúp cho bệnh nhân và cả những chú chó bị liệt có thể phục hồi một số cử động.

  • Những quả bom carbon
Ánh sáng cho sự sống ảnh 5

Tiêu hủy sự phát triển của tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường khác là một phương pháp trị ung thư mới dựa trên hợp chất cao phân tử rỗng hình cầu có kích thước siêu nhỏ, khoảng 1/1.000 đầu đinh ghim.

Robert Langer, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, và Omid Farokhzad của Đại học Harvard, đang thí nghiệm ngâm những hợp chất hình cầu này, còn được gọi là nanoshell, vào thuốc trị liệu với liều lượng rất nhỏ.

 Để đảm bảo rằng các phân tử này chỉ tấn công vào tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu đã gắn chúng với một chuỗi phân tử aptamer để cô lập những protein sinh ra từ tế bào ung thư. “Hoạt động như thiết bị định vị toàn cầu (GPS) trong xe hơi, Aptamer sẽ hướng dẫn những phân tử được chỉ định tiếp cận tế bào ung thư”, Farokhzad nói.

Một khi những phân tử này đến được nơi đã xác định trước, chúng sẽ đặt “bom” phá ung thư vào tế bào đang bị bệnh mà không ảnh hưởng đến các bộ phận còn khỏe mạnh. Phương pháp này có thể được áp dụng vào năm 2014.

  • Cảm cúm: chỉ cần một liều vaccine
Ánh sáng cho sự sống ảnh 6

Các chuyên gia về miễn dịch đang nhắm tới một mục tiêu mới: M2, một protein có trên bề mặt của virus gây cảm cúm. Một liều vaccine M2, theo như các nhà khoa học cho biết, có thể khống chế bất kỳ loại virus nào, kể cả các virus chưa xuất hiện.

Thế nhưng, không giống như các vaccine khác, M2 không thực sự ngăn chặn sự truyền nhiễm. Nó hoạt động bằng cách tung ra ồ ạt những chất miễn dịch làm yếu đi tác động của bệnh cảm cúm, giúp người bệnh dễ dàng vượt qua các triệu chứng nguy hiểm như bệnh sốt vàng da hoặc mất nước. Những thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2007.

Mạnh Kim

Tin cùng chuyên mục