Nhất là khi bộ máy biên chế đang ngày càng phình to, ngân sách chi thường xuyên tăng chứ không hề giảm; công tác quản lý, điều hành của bộ máy lại cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, sự mong đợi của người dân và doanh nghiệp.
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hiện nay cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức còn bất cập, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn. Tính đến 1-3-2017, số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước khoảng 4 triệu người, chưa tính quân đội và công an. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm phải tinh giản biên chế 70.000 người. Đến nay, sau hơn 2 năm thực hiện, đáng ra phải giảm được 140.000 người mới đúng tiến độ, nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người.
Trước đó, ngày 20-11-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế, nhưng cho đến nay, vẫn chưa tạo ra chuyển biến về chất, chủ yếu mới chỉ về lượng với kết quả hết sức khiêm tốn. Cùng với việc tăng biên chế, từ năm 2011 - 2015, chi thường xuyên của Nhà nước (chiếm 65% tổng chi ngân sách) đã tăng 2,2 lần so 5 năm trước. Những năm gần đây, tổng chi thường xuyên đều tăng. “Có thể khẳng định số người ăn lương và phụ cấp của nước ta tăng rất nhanh. Nền kinh tế phải gánh vác rất khó khăn. Khó khăn này tập trung vào 2 điểm chính là các đơn vị sự nghiệp trên 2 triệu người và cấp xã, thôn, tổ dân phố”, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, cuối tháng 11 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, theo kế hoạch, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 tới đây sẽ bàn về vấn đề cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Thế nhưng, theo Phó Thủ tướng, nếu không thực hiện được một cách quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 18 nói trên và Nghị quyết số 19-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, thì không thể thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội một cách mạnh mẽ, toàn diện được. Nói cách khác, nếu bộ máy không tinh giản biên chế được, tiếp tục phình ra, thì sẽ không có tiền để tăng lương cũng như các chế độ phụ cấp.
Cùng với các nghị quyết của hội nghị Trung ương 6, ngày 24-11 vừa qua, với 94,5% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết nhấn mạnh việc tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước một cách tinh gọn với các tiêu chí cụ thể. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015.
Mới đây, UBND TPHCM đã có Tờ trình đề xuất HĐND TPHCM chấp nhận chế độ hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 108/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, TPHCM chi hơn 380 tỷ đồng làm kinh phí hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc đối với 1.062 người từ nay đến năm 2021. Trong khi đó, HĐND TP Hà Nội cũng đã vừa thông qua Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2018 của TP Hà Nội giảm 225 công chức, giảm 7.190 viên chức so với năm 2017. Tại Đà Nẵng, theo Đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức, hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2017 - 2020, Đà Nẵng quyết tâm đến 2020 giảm ít nhất 2.000 biên chế (gần 10) cùng với 21 đơn vị sự nghiệp công lập…
Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp và cả hệ thống chính trị, vấn đề tinh giản biên chế, sắp xếp đổi mới hệ thống chính trị sẽ sớm được thực hiện hiệu quả, đồng bộ. Bởi chỉ có vậy, thì ngoài việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính trị, ngân sách nhà nước mới có tiền để tính chuyện cải cách tiền lương, chế độ an sinh xã hội một cách toàn diện, công bằng, đầy đủ được.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, cuối tháng 11 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, theo kế hoạch, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 tới đây sẽ bàn về vấn đề cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Thế nhưng, theo Phó Thủ tướng, nếu không thực hiện được một cách quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 18 nói trên và Nghị quyết số 19-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, thì không thể thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội một cách mạnh mẽ, toàn diện được. Nói cách khác, nếu bộ máy không tinh giản biên chế được, tiếp tục phình ra, thì sẽ không có tiền để tăng lương cũng như các chế độ phụ cấp.
Cùng với các nghị quyết của hội nghị Trung ương 6, ngày 24-11 vừa qua, với 94,5% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết nhấn mạnh việc tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước một cách tinh gọn với các tiêu chí cụ thể. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015.
Mới đây, UBND TPHCM đã có Tờ trình đề xuất HĐND TPHCM chấp nhận chế độ hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 108/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, TPHCM chi hơn 380 tỷ đồng làm kinh phí hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc đối với 1.062 người từ nay đến năm 2021. Trong khi đó, HĐND TP Hà Nội cũng đã vừa thông qua Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2018 của TP Hà Nội giảm 225 công chức, giảm 7.190 viên chức so với năm 2017. Tại Đà Nẵng, theo Đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức, hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2017 - 2020, Đà Nẵng quyết tâm đến 2020 giảm ít nhất 2.000 biên chế (gần 10) cùng với 21 đơn vị sự nghiệp công lập…
Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp và cả hệ thống chính trị, vấn đề tinh giản biên chế, sắp xếp đổi mới hệ thống chính trị sẽ sớm được thực hiện hiệu quả, đồng bộ. Bởi chỉ có vậy, thì ngoài việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính trị, ngân sách nhà nước mới có tiền để tính chuyện cải cách tiền lương, chế độ an sinh xã hội một cách toàn diện, công bằng, đầy đủ được.