Bài 2: Đâu là nguyên nhân?

Nằm trong tốp 25% các quốc gia đầu tư lớn cho giáo dục, chiếm 20% ngân sách quốc gia, nhưng chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói riêng của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, chưa nói đến thế giới. Một phần của vấn đề nằm ở sự đánh đồng, chia đều ngân sách giáo dục và chi tiêu không đúng tinh thần, mục tiêu… gây lãng phí. Kèm theo đó là hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý.
Bài 2: Đâu là nguyên nhân?

Chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đang ở đâu?

>> Bài 1: Lực bất tòng tâm

Nằm trong tốp 25% các quốc gia đầu tư lớn cho giáo dục, chiếm 20% ngân sách quốc gia, nhưng chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói riêng của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, chưa nói đến thế giới. Một phần của vấn đề nằm ở sự đánh đồng, chia đều ngân sách giáo dục và chi tiêu không đúng tinh thần, mục tiêu… gây lãng phí. Kèm theo đó là hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý.

Đầu tư dàn trải 

Nhìn vào mức đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, nhiều quốc gia khác cũng phải trầm trồ khen ngợi Việt Nam khi dành đến 20% ngân sách cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học (ĐH). Tuy nhiên, đầu tư theo kiểu ai cũng có phần như nhau để cả làng cùng vui’’ thì chắc chắn là không đủ mà cũng không hiệu quả. 

Nói về tài chính cho ĐH, một hiệu trưởng trường ĐH công lập lớn tại TPHCM cho rằng ngân sách nhà nước không bao giờ đủ cho nhu cầu đào tạo của hệ thống giáo dục ĐH. Nhà nước chỉ nên tập trung bao cấp cho hệ thống giáo dục từ mầm non đến THPT. Thế nhưng hiện nay, Nhà nước đang bao cấp luôn cho những cơ sở giáo dục ĐH công lập. Lẽ ra, Nhà nước chỉ nên tập trung bao cấp cho những cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm hay những lĩnh vực như khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội), sư phạm, y dược, quản trị hành chính…

Chính sự đầu tư dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến nhiều dự án cho giáo dục bị kéo dài, gây lãng phí. Ví dụ như ĐH Quốc gia TPHCM đã 20 năm thành lập nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong vấn đề giải tỏa mặt bằng. Năm 2003, dự kiến mức đầu tư cho ĐH này là 6.000 tỷ đồng, nhưng hiện nay đã đội lên gấp 4 lần. Từ nay đến năm 2020, ĐH này cần khoảng 2.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng (lấy từ ngân sách nhà nước)… Chương trình ký túc xá sinh viên được nhiều tỉnh, thành triển khai nhưng sau khi khởi công, giờ phải phơi sương gió vì không đủ kinh phí.

Chính việc đầu tư dàn trải này dẫn đến hệ lụy là ngân sách không đủ để đầu tư xây dựng cơ bản và đổi mới trang thiết bị đồng loạt, đồng bộ, chi thường xuyên thiếu trước hụt sau. Và chính việc thiếu trước hụt sau này mà hiện nay các trường công lập tìm nhiều cách để tăng nguồn thu, thậm chí xé rào. Ngay cả việc họ có muốn tự đầu tư, mở rộng cũng không có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Điều này sẽ dẫn đến dù có muốn thì bản thân các trường cũng không thể cải tiến, nâng cao chất lượng vì lực bất tòng tâm.

Rất ít trường đại học có cơ sở vật chất đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo (Ảnh: Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong giờ thực hành tại phòng thí nghiệm)

Chương trình đào tạo quá cũ kỹ

Ngoài cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, thì chương trình đào tạo ĐH hiện nay quá lạc hậu. Đây là 3 yếu tố quan trọng trong quá trình đào tạo để cho ra sản phẩm cuối cùng. Sự thiếu đồng bộ này đã cho ra chất lượng đào tạo yếu và thiếu.

Phó hiệu trưởng một trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM cho biết: Thực tế là chương trình đào tạo của chúng ta chỉ làm mới bằng cách cập nhật, thêm bớt một số môn học chứ khó có thể xây dựng chương trình đào tạo mới. Bởi vì để đầu tư xây dựng chương trình đào tạo mới theo kịp với chuẩn quốc tế, trước hết phải có lực lượng hùng hậu, kinh nghiệm nhiều năm thì mới có thể làm được. Nhưng nếu có xây dựng được chương trình đào tạo mới thì quay lại với các điều kiện cơ sở vật chất yếu kém, học phí theo quy định của Nhà nước thì khó mà có thể triển khai được. Và để xây dựng lại chương trình đào tạo mới thì kinh phí bỏ ra không hề ít, với số tiền thiếu trước hụt sau từ ngân sách thì không một hiệu trưởng nào có thể đáp ứng đủ để làm chuyện này. Nếu trả thù lao không tương xứng với công sức bỏ ra thì không ai muốn thực hiện xây dựng chương trình đào tạo mới. Cái vòng luẩn quẩn này đã đẩy các trường vào tình trạng “xào nấu”, sao chép lại chương trình của trường khác và cuối cùng chương trình đào tạo… cũ vẫn hoàn cũ.

Trọng lượng hơn chất

Theo báo cáo của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 1998 - 2009 có 312 trường ĐH, cao đẳng (CĐ) thành lập, nghĩa là trung bình cứ 2 tuần lại có 1 trường ĐH, CĐ ra đời. Tính đến tháng 9-2009, cả nước có 440 trường ĐH, CĐ… Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, giáo trình cơ bản…, để đảm bảo chất lượng đào tạo, lại không theo kịp hoặc chắp vá. Những đánh giá trên cho đến thời điểm này vẫn còn nguyên tính thời sự và chưa có sự chuyển biến rõ rệt về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Xu hướng ĐH hóa hiện nay chưa có dấu hiệu dừng lại, hàng loạt trường CĐ đã và đang trình đề án nâng cấp thành trường ĐH, dù thực tế cơ sở vật chất chỉ là nhà phố hoặc thuê mướn. Không chỉ các trường CĐ sư phạm mà các trường CĐ tư thục, dân lập cũng đua nhau nâng cấp lên ĐH. Từ năm 2006 đến nay, rất nhiều trường CĐ sư phạm tại các tỉnh “lên đời ” thành ĐH. Bên cạnh đó, hàng loạt trường CĐ thuộc các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính, Giao thông Vận tải… cũng được nâng cấp thành ĐH như ĐH Hóa chất, ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, ĐH Nguyễn Tất Thành (Bộ Công thương), ĐH Tài chính Kế toán (Bộ Tài chính); ĐH Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải)...

Về tốc độ tăng trưởng sinh viên, hiện nay Việt Nam đạt 13%, là không cao so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia luôn trên 15%. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang mải lao theo số lượng, bất chấp năng lực đào tạo yếu kém. Một ví dụ điển hình như giai đoạn từ năm 2011-2015, Trường ĐH Điện lực (Bộ Công thương) tuyển sinh vượt 34.270 chỉ tiêu so với chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT giao. Việc làm này của trường đã vi phạm quy định về đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, báo cáo không trung thực với Bộ GD-ĐT về các điều kiện thực tế của trường nhằm tăng chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh một cách vô tội vạ. Về công tác quản lý chất lượng đào tạo, trường đã buông lỏng quản lý, giao cho đơn vị bên ngoài chủ trì quản lý đào tạo hệ liên thông, liên kết không đúng quy định; tuyển sinh vượt chỉ tiêu lớn dẫn đến quy mô vượt quá năng lực, không đảm bảo tiêu chí về tỷ lệ sinh viên và giảm biên theo quy định. Thời điểm cuối năm 2015, trường còn nợ 18.585 bằng tốt nghiệp, tại thời điểm tiến hành thanh tra còn nợ 3.634 bằng tốt nghiệp hệ liên thông ĐH n

THANH HÙNG

Tin cùng chuyên mục