Ngày 23-11, Quốc hội đã thảo luận các dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi). Cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thống kê (sửa đổi) và Luật Khí tượng thủy văn.
Có nên tăng tuổi trẻ em?
So với luật hiện hành, dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) mở rộng khái niệm trẻ em cả về độ tuổi và phạm vi. Cụ thể dự luật quy định “trẻ em là người dưới 18 tuổi” mà không giới hạn là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Khi trình Quốc hội sửa luật này, Chính phủ cho rằng, nâng độ tuổi của trẻ em sẽ mở rộng phạm vi áp dụng quyền trẻ em, tạo điều kiện cho người chưa thành niên ở độ tuổi này có cơ hội được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn; đồng thời phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Thẩm tra dự luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết, đa số ý kiến nhất trí về việc nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi. Thảo luận về luật này, còn nhiều ý kiến băn khoăn về độ tuổi trẻ em. Các ĐB: Ma Thị Thúy (Tuyên Quang), Nguyễn Thị Hương Sen (Hải Dương), Phạm Thị Hồng Nga (Hà Nội)… nhất trí về việc nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi như tờ trình của Chính phủ. Bởi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là độ tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi, độ tuổi hết sức nhạy cảm, cần được quan tâm đặc biệt để giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp các em không bị nguy cơ lao động sớm, bảo vệ các em để không bị lạm dụng và xâm hại...
ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) phát biểu về dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) Ảnh: LÃ ANH
Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến không đồng tình nâng độ tuổi trẻ em. ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị cần cân nhắc thận trọng đối với vấn đề này. “Chúng ta đã có các luật quy định quyền của nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi được ưu tiên hơn người thành niên như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động… Đặc biệt, Luật Thanh niên có một chương riêng quy định trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ bồi dưỡng thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” - ĐB Nguyễn Văn Cảnh phát biểu. Theo ĐB Nguyễn Văn Cảnh, nếu tuổi trẻ em tăng lên 18 tuổi, số trẻ em sẽ tăng từ dưới 27 triệu người lên 30 triệu người. Với số lượng cán bộ trực tiếp làm công tác trẻ em chưa đầy 2.500 người như hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc tăng số lượng trẻ em cũng sẽ làm giảm nguồn lực dành riêng cho từng trẻ, dẫn đến công tác trẻ em sẽ càng hạn chế hơn nữa. ĐB Trịnh Thị Ngọc Phương (Bắc Kạn) băn khoăn: “Ở các vùng sâu, vùng xa, tình trạng kết hôn sớm diễn ra khá phổ biến. Khi sinh con trong bệnh viện phụ sản thì cả 2 mẹ con đều là trẻ em”. Một số đại biểu khác cũng cho rằng, việc mở rộng độ tuổi cần đi kèm các giải pháp bảo vệ, chăm sóc phù hợp vì thực tế hiện nay có nhiều vấn đề xã hội bức xúc đối với lứa tuổi 16 đến dưới 18 như: nạn tảo hôn, nạo phá thai, làm mẹ ở tuổi vị thành niên, xâm hại tình dục, cưỡng bức lao động...
Cụ thể hóa điều kiện áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế
Đa số ý kiến ĐBQH thảo luận về dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi) đều thống nhất với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra về việc đổi tên dự án luật thành Luật Điều ước quốc tế (ĐƯQT). “Tên gọi như vậy có tính bao quát hơn, dễ hiểu, dễ dịch sang tiếng nước ngoài” - ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) nhận định. Bày tỏ sự quan tâm cao đến văn bản pháp luật này, ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) hai lần phát biểu ý kiến đề nghị rà soát, chỉnh lý để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo luật; đồng thời yêu cầu Chính phủ báo cáo đầy đủ với Quốc hội về những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, dù có thuộc thẩm quyền của Quốc hội phê chuẩn hay không. ĐB Nguyễn Văn Phúc cũng lưu ý đến tầm quan trọng của quá trình đàm phán các ĐƯQT. Ông đề nghị bổ sung, cụ thể hóa việc tham vấn ý kiến các đối tượng chịu tác động của ĐƯQT: “Tôi tham gia quá trình đàm phán để chúng ta tham gia FTA với Hoa Kỳ và gia nhập WTO thì thấy ở các nước có liên quan, các doanh nghiệp đều hiểu rất rõ ĐƯQT sẽ tác động đến hoạt động của mình như thế nào và đóng góp ý kiến rất xác đáng vào nội dung đàm phán. Trong khi ở Việt Nam, nội dung đàm phán hầu như là rất bí mật, ngay cả các cơ quan nhà nước cũng không biết tường tận. Cơ quan soạn thảo, thẩm tra nên cân nhắc, bổ sung nội dung này”.
Trong khi đó, theo ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), dự thảo cần cụ thể hóa thẩm quyền của Quốc hội không chỉ ở khâu phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt… mà cả trong quá trình triển khai thực hiện ĐƯQT. ĐB Phan Văn Quý (Nghệ An) khuyến nghị nên quy định kín kẽ hơn khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc ký kết ĐƯQT… Phân tích về vấn đề áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, ĐB Đỗ Văn Vẻ cho rằng, quy định khi tiêu chí “đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện ngay”
° Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thống kê (sửa đổi). Theo nội dung được thông qua, luật nghiêm cấm điều chỉnh, làm sai lệch số liệu thống kê và bổ sung quy định cấm ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa, dụ dỗ người khác làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê. Luật cũng nêu rõ hành vi nghiêm cấm đối với hoạt động thống kê ngoài nhà nước trong lĩnh vực chính trị. Thống kê của các tổ chức trong nước (ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước) nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của bản thân tổ chức đó và đáp ứng nhu cầu sử dụng cụ thể của tổ chức, cá nhân khác, không có giá trị sử dụng thay thế thông tin thống kê nhà nước. ° Với 80,3% ĐBQH tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khí tượng thủy văn (KTTV). Theo nội dung được thông qua, luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo KTTV do mình ban hành; quy định về tin dự báo, cảnh báo KTTV phải bảo đảm đủ độ tin cậy, được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng KTTV. Luật cũng bổ sung quy định các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi cố ý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động KTTV; che giấu, không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch, không đầy đủ các thông tin, dữ liệu KTTV; quy định trách nhiệm của các cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo KTTV phải xây dựng và thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình dự báo, cảnh báo KTTV, cũng như phải thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV; quy định cụ thể về hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV của tổ chức, cá nhân... |
PHAN THẢO - ANH THƯ
° Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thống kê (sửa đổi). Theo nội dung được thông qua, luật nghiêm cấm điều chỉnh, làm sai lệch số liệu thống kê và bổ sung quy định cấm ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa, dụ dỗ người khác làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê. Luật cũng nêu rõ hành vi nghiêm cấm đối với hoạt động thống kê ngoài nhà nước trong lĩnh vực chính trị. Thống kê của các tổ chức trong nước (ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước) nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của bản thân tổ chức đó và đáp ứng nhu cầu sử dụng cụ thể của tổ chức, cá nhân khác, không có giá trị sử dụng thay thế thông tin thống kê nhà nước.
° Với 80,3% ĐBQH tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khí tượng thủy văn (KTTV). Theo nội dung được thông qua, luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV phải chịu trách nhiệm về bản tin dự báo, cảnh báo KTTV do mình ban hành; quy định về tin dự báo, cảnh báo KTTV phải bảo đảm đủ độ tin cậy, được cập nhật thường xuyên, kịp thời theo diễn biến của hiện tượng KTTV. Luật cũng bổ sung quy định các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi cố ý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động KTTV; che giấu, không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch, không đầy đủ các thông tin, dữ liệu KTTV; quy định trách nhiệm của các cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo KTTV phải xây dựng và thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình dự báo, cảnh báo KTTV, cũng như phải thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV; quy định cụ thể về hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV của tổ chức, cá nhân...