Palestine – Israel

Bạo lực vẫn tiếp diễn sau thỏa thuận ngừng bắn

° Nhật Bản tham gia vào tiến trình hòa bình Trung Đông
Bạo lực vẫn tiếp diễn sau thỏa thuận ngừng bắn

° Nhật Bản tham gia vào tiến trình hòa bình Trung Đông

Bạo lực vẫn tiếp diễn sau thỏa thuận ngừng bắn ảnh 1
Thoả thuận ngừng bắn có chấm dứt chiến tranh giữa Palestin và Israel

Từ 6 giờ sáng 26-11 (giờ địa phương), thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt 5 tháng xung đột đẫm máu giữa Israel và Palestine bắt đầu có hiệu lực trên khắp Dải Gaza. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn được thực thi, phong trào Islamic Jihad của phái Hamas đã bắn ít nhất 3 quả rốckét vào lãnh thổ Israel với lý do vẫn còn sự hiện diện của binh lính Israel tại Gaza.

 Ngay trước “giờ G”, hai bên vẫn còn nã đạn pháo vào nhau. Như vậy, thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Palestine không có ý nghĩa trên thực tế và sự thù địch giữa hai bên vẫn không giảm. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Peretz tuyên bố Israel sẽ đẩy mạnh các chiến dịch quân sự ở Dải Gaza nếu phía Palestine tiếp tục nã  pháo xuống miền Nam Israel. Trước đó, nhà lãnh đạo Hamas Khaled Meshaal đã cảnh báo có thể sẽ nổ ra cuộc nổi dậy lần thứ ba của người Palestine nếu cộng đồng quốc tế không vạch ra được một giải pháp chính trị cho mục tiêu thành lập Nhà nước Palestine trong 6 tháng tới.

Thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra khi ngày 25-11, Tổng thống và Thủ tướng Palestine đã thống nhất với tất cả phe phái Palestine về việc thiết lập thời kỳ ổn định và ngừng các vụ bắn tên lửa vào Israel kể từ sáng 26-11. Thông tin này được Israel đón nhận và Israel đồng ý ngừng tất cả các chiến dịch quân sự đồng thời bắt đầu rút quân khỏi Dải Gaza khi phía Palestine chấm dứt các vụ bắn tên lửa. Thời điểm ấn định cho thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên là từ 6 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 26-11.

 Trong một diễn biến liên quan, Nhật Bản thông báo sẽ bắt đầu dàn xếp với Israel, Palestine và Jordan để tiến hành đàm phán bốn bên tại Tokyo vào đầu năm 2007 nhằm đạt được hòa bình ở Trung Đông thông qua kế hoạch phát triển khu vực mang tên “Hành lang hướng tới hòa bình và thịnh vượng” do Nhật Bản đề xuất. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã cử các quan chức thuộc Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tới Thung lũng Jordan để nghiên cứu tính khả thi của dự án phát triển nông nghiệp và công nghiệp được nêu trong đề xuất của Nhật Bản.

H.A. (Theo BBC, Reuters)

Tin cùng chuyên mục