Bắt buộc mua BHYT là không khả thi

Thảo luận về dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, cơ bản đã phù hợp với xã hội ngày nay. Nhiều ý kiến bày tỏ quan tâm đến các nội dung về kết hôn đồng giới và mang thai hộ. 
Bắt buộc mua BHYT là không khả thi

(SGGPO).- Chiều 26-11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT).

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) phát biểu tại hội trường.

Dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội đưa ra quy định BHYT là bắt buộc, đồng thời đưa ra cơ chế BHYT theo hộ gia đình. Ngoài ra, thêm nhiều loại bệnh tật được BHYT chi trả như thanh toán cho người gây tai nạn giao thông (Luật hiện hành không chi trả..).. Thêm nữa, thủ tục khám chữa bệnh BHYT sẽ thuận lợi hơn cả về khám trái tuyến, vượt tuyến, cấp cứu. Quyền lợi đăng ký khám chữa bệnh BHYT của người dân cũng sẽ thuận lợi hơn.

Dự luật của Chính phủ trình Quốc hội cũng bỏ quy định cùng chi trả 5% với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hạ tỷ lệ cùng chi trả với hộ cận nghèo, thân nhân người có công từ 20% xuống 5%. Đối với vấn đề thanh toán khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến, vượt tuyến thì theo dự luật, sẽ chi trả cho trường hợp khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến, vượt tuyến với các ca bệnh điều trị nội trú, còn với người đi khám ngoại trú thì quỹ BHYT chỉ chi trả một số bệnh, mức chi cụ thể giao cho Chính phủ quy định…

Thảo luận về luật này, nội dung gây tranh luận nhiều nhất là quy định bắt buộc mọi đối tượng phải mua BHYT. Tuy đánh giá BHYT chưa thu hút người dân, song đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho rằng, nên quy định bắt buộc mua BHYT. “Bắt buộc là đúng. Tất nhiên, phải có giải pháp tạo sự đồng thuận và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT” – ông Mã Điền Cư nói.

Không đồng tình, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) lên tiếng: Quy định bắt buộc là không phù hợp, không khả thi. Dự luật không quy định rõ trách nhiệm người tham gia BHYT, không có chế tài cụ thể, vậy nếu người dân cố tình không mua thì làm gì? Tôi kiến nghị giữ nguyên như hiện hành để phù hợp điều kiện sống của người dân và đảm bảo tính khả thi.

Kể ra 4 nguyên nhân khiến quy định “bắt buộc” không khả thi, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nói: Không thể buộc mọi người dân người dân có thu nhập trung bình, có sức khỏe tốt phải mua BHYT. Cơ sở y tế chất lượng khám chữa bệnh kém như thế, lại quá tải, người ta không thích vào thì sao?

Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) đồng tình: Tỷ lệ mua BHYT tự nguyện rất thấp. Bắt buộc mà không có chế tài thì sao khả thi? Nên giữ như hiện hành chứ không quy định cứng là bắt buộc.

Đây cũng là ý kiến thẩm tra về luật này trước đó của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Theo đó, Ủy ban này cho rằng, không nên dùng từ bắt buộc. Bởi đối với Việt Nam, bây giờ mà yêu cầu BHYT bắt buộc cũng không có chế tài gì để xử lý, nên sẽ làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và tính khả thi của BHYT bắt buộc. Ủy ban này hướng đến quan điểm: quan trọng là chúng ta vận động người dân chưa tham gia BHYT sẽ tham gia. Bởi thế, quan điểm của ủy ban là Chính phủ nên đi theo hướng có cơ chế khuyến khích và vận động để người dân tham gia BHYT. Như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hơn.

Vạch ra hàng loạt yếu kém của công tác khám chữa bệnh BHYT, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cảnh báo: Việc cấp bách không phải buộc dân mua BHYT mà phải khắc phục được những tồn tại hiện nay. Nếu ý đức còn kém, thái độ phục vụ ứng xử của nhân viên y tế còn vô cảm, cửa quyền, vô trách nhiệm thì chính sách BHYT toàn dân không thể thành công. Thực tế đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt, nghiêm túc để chấn chỉnh kịp thời những yếu kém này...

  • Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra lãng phí

Chiều 26-11, QH đã thông qua Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi, trong đó đáng chú ý là quy định trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra lãng phí. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bên cạnh nhiệm vụ xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, còn phải chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí. Họ cũng phải trực tiếp chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức, cơ quan, tổ chức cấp dưới và trong cơ quan, tổ chức do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách.


  • 800.000 USD nâng cao năng lực xây dựng chính sách BHYT

Ngày 26-11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên và ông Kim In, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOIKA) tại Hà Nội đã ký bàn giao kết quả dự án “Nâng cao năng lực xây dựng chính sách và quản lý BHYT Việt Nam”. Dự án có vốn ODA 800.000 USD. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên nêu rõ, mô hình của Hàn Quốc trong thực hiện BHYT toàn dân là bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước trên thế giới học tập. Hàn Quốc chỉ trong 12 năm đã triển khai thành công BHYT toàn dân đạt được kết quả mong muốn. Do đó, những kết quả của dự án, bài học thực tế BHYT toàn dân của Hàn Quốc sẽ rất cần thiết để Việt Nam nghiên cứu áp dụng trong xây dựng chính sách BHYT cũng như trong công tác quản lý trong lĩnh vực này.

MINH KHANG

Thảo luận về dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, cơ bản đã phù hợp với xã hội ngày nay. Nhiều ý kiến bày tỏ quan tâm đến các nội dung về kết hôn đồng giới và mang thai hộ. 

Không cấm kết hôn đồng giới

Đa số ý kiến phát biểu tại phiên họp đều bày tỏ đồng tình với việc bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới. Đại biểu Trần Mạnh Cường (Đắk Lắk) phát biểu: Dự thảo Luật lần này không "cấm" kết hôn đồng giới như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 mà chỉ quy định Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là việc làm mang tính nhân văn. Không cấm, nhưng không thừa nhận cũng là quan điểm của tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tuyết và nhiều đại biểu khác.

Tổng kết phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng yêu cầu Ban soạn thảo cân nhắc thận trọng khi quy định giải quyết vấn đề hôn nhân người cùng giới tính. Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nói: Đây là một trong những vấn đề mới, nếu như chúng ta bỏ việc cấm thì phải tính kỹ quy định như thế nào để vừa bảo đảm tính nhân văn, bảo đảm quyền con người, nhưng cũng phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Cần lưu ý: đã là gia đình thì phải đảm bảo thực hiện được chức năng của gia đình, trong đó có chức năng sinh con để duy trì nòi giống.

Mang thai hộ: Dễ bị lợi dụng!

Đưa ra nhận xét trên, đại biểu Triệu Thị Nái, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc lý giải: Mang thai hộ là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Để sinh được một người con, người mẹ phải vất vả trong 9 tháng 10 ngày mang thai, phải có đủ điều kiện bồi dưỡng, nghỉ ngơi để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thậm chí người mẹ phải đánh đổi cả sức khỏe, tính mạng khi mang thai, sinh con và sau sinh, người mẹ có sữa và cho con bú...

Quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của vợ, chồng và đã từng sinh con được đại biểu Triệu Thị Nái cho là khó thỏa mãn, nếu có đáp ứng được đi nữa, thì lại có thể làm nảy sinh một vấn đề tế nhị khác. “Nếu như vậy thì rất dễ trở thành điều kiện tốt để người đàn ông này lấy lý do thăm người mang thai hộ thường xuyên và từ đó lại nảy sinh tình cảm, rồi “mía ngọt đánh cả cụm" rất rắc rối”, nữ đại biểu thẳng thắn nhận xét.

Chia sẻ quan điểm của đại biểu Triệu Thị Nái, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội), cho rằng khoa học đã chứng minh giữa người mang thai hộ và bào thai có sự gắn kết tình cảm. Thực tế, nhiều trường hợp mang thai hộ nảy sinh tình cảm trong quá trình mang thai và chăm sóc trẻ nên không muốn trao lại trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Tuy nhiên, là người ủng hộ việc cho phép mang thai hộ, ông Hùng đề nghị dự thảo luật bổ sung chế tài xử phạt trong trường hợp các bên vi phạm các điều kiện của mang thai hộ.

Tiếp tục phân tích tính phức tạp của việc mang thai hộ, đại biểu, bác sỹ Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) nêu vấn đề: Giả sử khi người mang thai hộ sinh con mà đứa con bị bệnh, người nhờ mang thai hộ lúc đó không nhận con thì giải quyết như thế nào? Một vấn đề đáng lưu ý khác được đặt ra là làm thế nào để kiểm soát được đúng là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đại biểu Nguyễn Văn Pha (Nam Định) cho rằng, quy định mang thai hộ không vì mục đích thương mại là không thực tế. Ranh giới giữa mục đích nhân đạo và thương mại chưa rõ ràng và rất khó xác định.

Đại biểu Nông Thị Lâm (Lạng Sơn) có quan điểm triệt để hơn: Chưa nên đưa việc mang thai hộ vào Luật ở thời điểm này. Thay vào đó, bà Nông Thị Lâm đề nghị khuyến khích các cặp vợ chồng thực sự không có khả năng sinh con xin con nuôi...

Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Buổi sáng 26-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) với 88,35% trên tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Tại quy định về chỉ định thầu (Điều 22), có ý kiến đề nghị chỉ nên áp dụng chỉ định thầu đối với các trường hợp cấp bách cần khắc phục ngay hoặc bí mật quốc gia. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và chỉnh lý quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22, của Luật.

Một số đề nghị về quy định nguyên tắc mua thuốc của cơ sở y tế cũng đã được tiếp thu, chỉnh lý. Ảnh minh họa: T.L

Một số đề nghị về quy định nguyên tắc mua thuốc của cơ sở y tế cũng đã được tiếp thu, chỉnh lý. Ảnh minh họa: T.L

Ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định hạn mức chỉ định thầu theo từng giai đoạn đã được tiếp thu và chỉnh lý theo hướng giao Chính phủ quy định hạn mức chỉ định thầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đề nghị bổ sung quy định về chỉ định nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân tự đề xuất, đăng ký dự án đầu tư để tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích và thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cũng đã được tiếp thu.

Liên quan đến Điều 6 (Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu), có ý kiến đề nghị làm rõ hơn sự độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính giữa nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu và trong trường hợp Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng công ty Nhà nước và các công ty con… Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xác định tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính trong các trường hợp cụ thể đòi hỏi cần xem xét, đánh giá trên nhiều phương diện, theo các tiêu chí về vốn sở hữu, về nhân sự. Do đó, những nội dung này cần được quy định một cách chi tiết trong văn bản hướng dẫn và trong hồ sơ mời thầu, Ủy ban Thường vụ đã giữ quy định như dự thảo Luật.

Về việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ đã bổ sung Điều 27 quy định: trong trường hợp đặc biệt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư lập phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Một số đề nghị về quy định nguyên tắc mua thuốc của cơ sở y tế cũng đã được tiếp thu, chỉnh lý.

Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014.

ANH THƯ - PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục