Lẫn lộn thật, giả Gõ từ khóa “học lái ô tô” trên mạng, kết quả ra rất nhiều quảng cáo đào tạo lái xe với giá khá “mềm”, chỉ từ 3,5 - 4 triệu đồng/khóa; học và thi trong vòng 3 tháng, thậm chí còn “bao đậu” 100%, nếu rớt hoàn tiền học phí. Đơn cử, trên trang truonghoclai… thông báo học phí lái xe hạng B2 chỉ 3,3 triệu đồng/khóa, cam kết không phát sinh thêm và “ưu đãi 20 suất đăng ký đầu tiên trong ngày hôm nay”. Thế nhưng, “hôm nay” lại không có ngày cụ thể nên khi có người gọi đến cũng được trả lời “vừa hết ưu đãi”… Tra cứu trên mạng, cũng rất khó biết đâu là trung tâm đào tạo lái xe thật - giả. Chỉ trường dạy lái xe Thành Công đã thấy có ở quận 4, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú và huyện Nhà Bè. Trên mỗi trang đều đăng thông tin cảnh báo các trung tâm khác là giả mạo!? Đại diện Trường Trung cấp Giao thông Tiến Bộ (quận Tân Phú) chia sẻ, năm 2017, thấy có nhiều người phản ánh về chất lượng đào tạo kém, trường quyết tìm lý do. Sau quá trình tìm hiểu thì ra có nhiều điểm đã “mượn” thương hiệu của trường, thậm chí còn quảng cáo có liên kết với trường để đào tạo lái xe nhưng thực tế không có. Nếu gõ từ khóa tìm kiếm “trường dạy lái xe Tiến Bộ” vào trang www.google.com sẽ thấy xuất hiện hàng loạt trung tâm đào tạo có các tên na ná mà nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ bị nhầm. Đại diện Trung tâm Đào tạo lái xe Hoàng Gia (ở đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3) cho hay, trung tâm đã hoạt động rất lâu và đào tạo chất lượng cao nên nhiều trung tâm khác cố tình nhái theo các chương trình của Hoàng Gia. Người muốn học nếu không đọc kỹ sẽ rất dễ bị lầm… Những trung tâm nhái thường dồn lớp với khoảng 30 - 50 học viên/khóa, trong khi theo quy định, 1 giáo viên chỉ dạy 10 học viên/khóa.Không học vẫn thi đậu!
“Không cần học thuộc lý thuyết, chỉ “chi” thêm tiền là có giáo viên “bao đậu” lý thuyết; còn với khâu thực hành sẽ có nhiều “mẹo” trên sa hình để giúp học viên dễ dàng vượt qua phần thi này…”. Nói tóm lại, không học mà vẫn có thể thi đậu là lời quảng cáo được “rỉ tai” tại nhiều trung tâm đào tạo lái xe. Vậy học như thế nào? Họ giải thích, khi thi sát hạch trên sa hình, giáo viên sẽ để trên sa hình những ám hiệu (chai nước, cục gạch, cây tre, vết sơn đỏ…) Mỗi ám hiệu để ở những vị trí thi khó như lùi xe ngang, tới cầu, lên dốc… để các học viên dễ nhớ. Thậm chí nếu cần, thầy giáo có thể đứng trên cao gọi điện thoại hướng dẫn cho học viên. Chúng tôi tìm hiểu thực hư tại nhiều trung tâm dạy lái xe như Lê Thị Riêng, Hoàn Cầu, Thành Công, Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (quận Thủ Đức), Trường Cao đẳng GTVT TPHCM… thấy luôn có không ít người tiếp cận người đến học để “gạ” “bao đậu” lý thuyết với mức giá từ 2 - 3 triệu đồng/người ở tất cả các hạng (B1, B2, C, D, E). Không biết những người này có “mối quan hệ” như thế nào với các trung tâm, nhưng một học viên cho chúng tôi biết, khi vào học không được phát tài liệu học lý thuyết. Hỏi thầy, còn bị thầy châm biếm “đã bao đậu lý thuyết thì cần tài liệu làm gì”! Nhiều người đành phải ra ngoài mua tài liệu về tự học. Còn “bao đậu” sát hạch thì còn… hên - xui. Nhiều nơi “mạnh miệng” cam kết “bao đậu” thực hành nhưng đến phút chót thì… hồi lại. Anh K. đăng ký học lái xe tại một trung tâm đào tạo láu xe ở quận 12 và được một người tự xưng là nhân viên của trung tâm rỉ tai “bao đậu” ra trường với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên, trước ngày thi 2 tuần, anh K. nhận được điện thoại từ người này cho biết, không thể “bao đậu” thi sát hạch mà chỉ được phần lý thuyết. Cũng phải nói, việc này “xui” cho anh K. nhưng “hên” cho xã hội. Thật không thể tưởng tượng một người không rành cả lý thuyết lẫn thực hành, cầm lái ô tô ra đường sẽ gây nguy hiểm cỡ nào cho những người cùng lưu thông? Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở đa số trung tâm đào tạo lái xe chỉ ưu tiên cho học viên chọn ngày thi, giờ thi. Và nếu thi rớt, sẽ sắp xếp cho thi lại sớm… Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng những người đi học lái xe hãy hiểu rằng “phía trước tay lái là sự sống”, đó là sự sống của chính bản thân mình và của những người cùng tham gia giao thông. Đừng vì bất cứ lý do gì mà cầm lái khi chưa nắm vững kỹ năng lái xe.
“Không cần học thuộc lý thuyết, chỉ “chi” thêm tiền là có giáo viên “bao đậu” lý thuyết; còn với khâu thực hành sẽ có nhiều “mẹo” trên sa hình để giúp học viên dễ dàng vượt qua phần thi này…”. Nói tóm lại, không học mà vẫn có thể thi đậu là lời quảng cáo được “rỉ tai” tại nhiều trung tâm đào tạo lái xe. Vậy học như thế nào? Họ giải thích, khi thi sát hạch trên sa hình, giáo viên sẽ để trên sa hình những ám hiệu (chai nước, cục gạch, cây tre, vết sơn đỏ…) Mỗi ám hiệu để ở những vị trí thi khó như lùi xe ngang, tới cầu, lên dốc… để các học viên dễ nhớ. Thậm chí nếu cần, thầy giáo có thể đứng trên cao gọi điện thoại hướng dẫn cho học viên. Chúng tôi tìm hiểu thực hư tại nhiều trung tâm dạy lái xe như Lê Thị Riêng, Hoàn Cầu, Thành Công, Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (quận Thủ Đức), Trường Cao đẳng GTVT TPHCM… thấy luôn có không ít người tiếp cận người đến học để “gạ” “bao đậu” lý thuyết với mức giá từ 2 - 3 triệu đồng/người ở tất cả các hạng (B1, B2, C, D, E). Không biết những người này có “mối quan hệ” như thế nào với các trung tâm, nhưng một học viên cho chúng tôi biết, khi vào học không được phát tài liệu học lý thuyết. Hỏi thầy, còn bị thầy châm biếm “đã bao đậu lý thuyết thì cần tài liệu làm gì”! Nhiều người đành phải ra ngoài mua tài liệu về tự học. Còn “bao đậu” sát hạch thì còn… hên - xui. Nhiều nơi “mạnh miệng” cam kết “bao đậu” thực hành nhưng đến phút chót thì… hồi lại. Anh K. đăng ký học lái xe tại một trung tâm đào tạo láu xe ở quận 12 và được một người tự xưng là nhân viên của trung tâm rỉ tai “bao đậu” ra trường với giá 20 triệu đồng. Tuy nhiên, trước ngày thi 2 tuần, anh K. nhận được điện thoại từ người này cho biết, không thể “bao đậu” thi sát hạch mà chỉ được phần lý thuyết. Cũng phải nói, việc này “xui” cho anh K. nhưng “hên” cho xã hội. Thật không thể tưởng tượng một người không rành cả lý thuyết lẫn thực hành, cầm lái ô tô ra đường sẽ gây nguy hiểm cỡ nào cho những người cùng lưu thông? Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở đa số trung tâm đào tạo lái xe chỉ ưu tiên cho học viên chọn ngày thi, giờ thi. Và nếu thi rớt, sẽ sắp xếp cho thi lại sớm… Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng những người đi học lái xe hãy hiểu rằng “phía trước tay lái là sự sống”, đó là sự sống của chính bản thân mình và của những người cùng tham gia giao thông. Đừng vì bất cứ lý do gì mà cầm lái khi chưa nắm vững kỹ năng lái xe.
Các phần thi đều qua thiết bị chấm điểm tự động
Đó là khẳng định của ông Trịnh Văn Minh, Phó trưởng Phòng Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (thuộc Sở GTVT TPHCM) về vấn đề quản lý các trung tâm đào tạo lái xe.
* Cơ sở đào tạo lái xe uy tín có trên trang web
- Phóng viên: Hiện có nhiều trung tâm đào tạo lái xe quảng cáo: “chỉ cần học trong thời gian ngắn là có thể ra trường và có bằng lái xe”, vậy đơn vị quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe có biết việc này?
>> Ông Trịnh Văn Minh: Tại Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, thời gian khóa đào tạo lái xe được quy định rất rõ. Đối với hạng B1 và thực hành trên xe số tự động thì số ngày học trong một khóa đào tạo là 76 ngày, xe số sàn 88 ngày; hạng B2 có số ngày học trong một khóa đào tạo 92 ngày…
Hiện nay, thi sát hạch lý thuyết được thực hiện bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Tại tất cả phòng thi lý thuyết đều được gắn camera quan sát để Hội đồng thi và học viên ở khu vực chờ dự thi cùng giám sát quá trình thi. Quá trình thi sát hạch trên sa hình và trên đường trường cũng được thực hiện bằng thiết bị chấm điểm tự động. Công tác quản lý sát hạch được Phòng Quản lý sát hạch cấp, giấy phép lái xe giao Tổ Quản lý sát hạch phụ trách cùng kiểm tra, theo dõi và mọi hoạt động đều có sự giám sát của Thanh tra Sở GTVT. Như vậy, các kỳ sát hạch lái xe do tập thể Hội đồng thi quyết định. Tỷ lệ thí sinh không đậu tại các kỳ thi sát hạch khoảng 30%, nên không có tình trạng “bao đậu” như các trung tâm quảng cáo. Như tháng 1-2018 vừa qua, tỷ lệ thi đậu lấy bằng lái ô tô là 72,5%, tháng 2 là 75,1%, tháng 3 là 75,4%.
- Phòng Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe có biết nhu cầu học lái ô tô rất lớn, vượt khả năng đào tạo của nhiều trung tâm đào tạo lái xe dẫn đến đã có nhiều trung tâm đào tạo lái xe “nhái, giả”… ra đời?
Để giải quyết tình trạng quá tải trong việc đăng ký học lái xe, Sở GTVT TPHCM khuyến khích các cơ sở đào tạo lái xe đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng số lượng học viên cần đào tạo. Hiện trên địa bàn TPHCM có 73 cơ sở đào tạo lái ô tô và mô tô, có 25 trung tâm sát hạch lái ô tô và mô tô được cấp phép hoạt động. Trung bình 1 ngày Sở GTVT TPHCM ra quyết định tổ chức thi sát hạch cho khoảng 500 thí sinh. Để tránh bị lừa đảo, học viên nên lựa chọn các trung tâm đào tạo lái xe có tên trên trang web của Sở GTVT TPHCM.
Việc ban hành học phí đào tạo của các cơ sở đào tạo lái xe được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011 của Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Các cơ sở đào tạo lái xe chủ động xây dựng mức thu học phí phù hợp với hoạt động của đơn vị, có điều kiện bù đắp chi phí phục vụ công tác đào tạo lái xe và phải báo cáo về Sở GTVT TPHCM mức thu học phí này để thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
* Đề xuất tăng giờ học thực hành
- Nhiều học viên cho rằng, các tiết học thực hành lái ô tô rất ít, chủ yếu học trên sa hình. Ông nghĩ sao?
Như tôi nói ở trên, quy định về thời gian đào tạo đã được quy định tại Thông tư 12/2017. Tuy nhiên, vừa qua Sở GTVT TPHCM đã đề xuất Bộ GTVT cần đánh giá lại chương trình, thời gian đào tạo lái ôtô trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay cho phù hợp với từng đối tượng, trong đó có nhấn mạnh nên tăng giờ học thực hành kỹ năng lái xe cho người học. Việc này hết sức cần thiết vì với nội dung đào tạo hợp lý sẽ giúp học viên tăng kỹ năng lái xe nhất định và các cơ sở đào tạo lái xe nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tình trạng trung tâm đào tạo lái xe không chất lượng hoặc chất lượng kém tồn tại từ lâu, tại sao đến nay vẫn còn?
Việc kiểm tra công tác đào tạo lái xe thuộc trách nhiệm Sở LĐ-TBXH TPHCM (Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Thanh tra Sở LĐ-TBXH), Sở GTVT TPHCM (Phòng Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe và Thanh tra Sở GTVT). Trong quá trình quản lý nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại TPHCM, Sở GTVT TPHCM thường xuyên kiểm tra việc tổ chức đảm bảo giờ học lái xe theo quy định, kiểm tra việc tổ chức thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ đào tạo; ban hành nhiều công văn chấn chỉnh, nhắc nhở các cơ sở đào tạo lái xe như xem xét giấy khám sức khỏe, kiểm tra tuyển sinh…
Hai sở cũng phối hợp kiểm tra đối các văn phòng tuyển sinh học lái xe khi nhận được phản ánh của người dân. Các văn phòng này thường hoạt động núp bóng các công ty tư vấn về đào tạo lái xe. Do các công ty này không thuộc đối tượng quản lý của Sở GTVT, Sở LĐ-TBXH nên kiểm tra cũng chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các công ty này không được tuyển sinh đào tạo lái xe sai quy định, tháo dỡ các biển hiệu liên quan đào tạo lái xe để tránh người dân hiểu lầm. Ngoài ra, Sở GTVT TPHCM cũng cử nhân viên đóng vai học viên đi thực tế để thu thập bằng chứng, phục vụ công tác xử lý sai phạm. Vừa qua, sau khi nhận được phản ánh người dân về các trung tâm đào tạo hoạt động sai chức năng, Sở GTVT TPHCM đã tiến hành kiểm tra ở địa chỉ 86/7 Trần Thái Tông (quận Tân Bình), 285/37 Cách Mạng Tháng Tám (quận 10)… và xử lý các vụ việc phát hiện theo quy định.
Đó là khẳng định của ông Trịnh Văn Minh, Phó trưởng Phòng Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (thuộc Sở GTVT TPHCM) về vấn đề quản lý các trung tâm đào tạo lái xe.
* Cơ sở đào tạo lái xe uy tín có trên trang web
- Phóng viên: Hiện có nhiều trung tâm đào tạo lái xe quảng cáo: “chỉ cần học trong thời gian ngắn là có thể ra trường và có bằng lái xe”, vậy đơn vị quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe có biết việc này?
>> Ông Trịnh Văn Minh: Tại Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, thời gian khóa đào tạo lái xe được quy định rất rõ. Đối với hạng B1 và thực hành trên xe số tự động thì số ngày học trong một khóa đào tạo là 76 ngày, xe số sàn 88 ngày; hạng B2 có số ngày học trong một khóa đào tạo 92 ngày…
Hiện nay, thi sát hạch lý thuyết được thực hiện bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Tại tất cả phòng thi lý thuyết đều được gắn camera quan sát để Hội đồng thi và học viên ở khu vực chờ dự thi cùng giám sát quá trình thi. Quá trình thi sát hạch trên sa hình và trên đường trường cũng được thực hiện bằng thiết bị chấm điểm tự động. Công tác quản lý sát hạch được Phòng Quản lý sát hạch cấp, giấy phép lái xe giao Tổ Quản lý sát hạch phụ trách cùng kiểm tra, theo dõi và mọi hoạt động đều có sự giám sát của Thanh tra Sở GTVT. Như vậy, các kỳ sát hạch lái xe do tập thể Hội đồng thi quyết định. Tỷ lệ thí sinh không đậu tại các kỳ thi sát hạch khoảng 30%, nên không có tình trạng “bao đậu” như các trung tâm quảng cáo. Như tháng 1-2018 vừa qua, tỷ lệ thi đậu lấy bằng lái ô tô là 72,5%, tháng 2 là 75,1%, tháng 3 là 75,4%.
- Phòng Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe có biết nhu cầu học lái ô tô rất lớn, vượt khả năng đào tạo của nhiều trung tâm đào tạo lái xe dẫn đến đã có nhiều trung tâm đào tạo lái xe “nhái, giả”… ra đời?
Để giải quyết tình trạng quá tải trong việc đăng ký học lái xe, Sở GTVT TPHCM khuyến khích các cơ sở đào tạo lái xe đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng số lượng học viên cần đào tạo. Hiện trên địa bàn TPHCM có 73 cơ sở đào tạo lái ô tô và mô tô, có 25 trung tâm sát hạch lái ô tô và mô tô được cấp phép hoạt động. Trung bình 1 ngày Sở GTVT TPHCM ra quyết định tổ chức thi sát hạch cho khoảng 500 thí sinh. Để tránh bị lừa đảo, học viên nên lựa chọn các trung tâm đào tạo lái xe có tên trên trang web của Sở GTVT TPHCM.
Việc ban hành học phí đào tạo của các cơ sở đào tạo lái xe được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011 của Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Các cơ sở đào tạo lái xe chủ động xây dựng mức thu học phí phù hợp với hoạt động của đơn vị, có điều kiện bù đắp chi phí phục vụ công tác đào tạo lái xe và phải báo cáo về Sở GTVT TPHCM mức thu học phí này để thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
* Đề xuất tăng giờ học thực hành
- Nhiều học viên cho rằng, các tiết học thực hành lái ô tô rất ít, chủ yếu học trên sa hình. Ông nghĩ sao?
Như tôi nói ở trên, quy định về thời gian đào tạo đã được quy định tại Thông tư 12/2017. Tuy nhiên, vừa qua Sở GTVT TPHCM đã đề xuất Bộ GTVT cần đánh giá lại chương trình, thời gian đào tạo lái ôtô trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay cho phù hợp với từng đối tượng, trong đó có nhấn mạnh nên tăng giờ học thực hành kỹ năng lái xe cho người học. Việc này hết sức cần thiết vì với nội dung đào tạo hợp lý sẽ giúp học viên tăng kỹ năng lái xe nhất định và các cơ sở đào tạo lái xe nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tình trạng trung tâm đào tạo lái xe không chất lượng hoặc chất lượng kém tồn tại từ lâu, tại sao đến nay vẫn còn?
Việc kiểm tra công tác đào tạo lái xe thuộc trách nhiệm Sở LĐ-TBXH TPHCM (Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Thanh tra Sở LĐ-TBXH), Sở GTVT TPHCM (Phòng Quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe và Thanh tra Sở GTVT). Trong quá trình quản lý nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại TPHCM, Sở GTVT TPHCM thường xuyên kiểm tra việc tổ chức đảm bảo giờ học lái xe theo quy định, kiểm tra việc tổ chức thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ đào tạo; ban hành nhiều công văn chấn chỉnh, nhắc nhở các cơ sở đào tạo lái xe như xem xét giấy khám sức khỏe, kiểm tra tuyển sinh…
Hai sở cũng phối hợp kiểm tra đối các văn phòng tuyển sinh học lái xe khi nhận được phản ánh của người dân. Các văn phòng này thường hoạt động núp bóng các công ty tư vấn về đào tạo lái xe. Do các công ty này không thuộc đối tượng quản lý của Sở GTVT, Sở LĐ-TBXH nên kiểm tra cũng chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các công ty này không được tuyển sinh đào tạo lái xe sai quy định, tháo dỡ các biển hiệu liên quan đào tạo lái xe để tránh người dân hiểu lầm. Ngoài ra, Sở GTVT TPHCM cũng cử nhân viên đóng vai học viên đi thực tế để thu thập bằng chứng, phục vụ công tác xử lý sai phạm. Vừa qua, sau khi nhận được phản ánh người dân về các trung tâm đào tạo hoạt động sai chức năng, Sở GTVT TPHCM đã tiến hành kiểm tra ở địa chỉ 86/7 Trần Thái Tông (quận Tân Bình), 285/37 Cách Mạng Tháng Tám (quận 10)… và xử lý các vụ việc phát hiện theo quy định.
QUÝ NGỌC (thực hiện)