Bệnh viện lo “đứt” nguồn cung ứng thuốc

Những ngày qua, không ít bệnh viện (bệnh viện) ở TPHCM lo lắng vì thuốc điều trị trong kho đang cạn dần, trong khi hợp đồng đấu thầu mới vẫn chưa ký được. Ghi nhận ngày 1-4 cho thấy, lãnh đạo nhiều bệnh viện quan ngại giá đấu thầu thuốc cho năm 2011 vẫn áp đặt giá năm 2010, trong khi giá thuốc tăng vù vù. Một số doanh nghiệp dược cũng rục rịch yêu cầu bệnh viện tăng giá hoặc dọa “cắt” nguồn cung ứng.
Bệnh viện lo “đứt” nguồn cung ứng thuốc

Những ngày qua, không ít bệnh viện (bệnh viện) ở TPHCM lo lắng vì thuốc điều trị trong kho đang cạn dần, trong khi hợp đồng đấu thầu mới vẫn chưa ký được. Ghi nhận ngày 1-4 cho thấy, lãnh đạo nhiều bệnh viện quan ngại giá đấu thầu thuốc cho năm 2011 vẫn áp đặt giá năm 2010, trong khi giá thuốc tăng vù vù. Một số doanh nghiệp dược cũng rục rịch yêu cầu bệnh viện tăng giá hoặc dọa “cắt” nguồn cung ứng.

  • Lo... thiếu thuốc

Với gần 1.800 lượt bệnh nhân khám/ngày cộng với số bệnh nhân điều trị nội trú khiến lượng lớn thuốc hàng ngày bệnh viện Ung bướu TPHCM xuất ra khá lớn. Tuy nhiên, nhờ có giải pháp gối đầu nên bệnh viện vẫn cáng đáng được thuốc cho bệnh nhân đến giữa tháng 4-2011.

BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cho biết, bệnh viện đã xem xét xong hồ sơ dự thầu và sẽ công bố kết quả trúng thầu cung ứng thuốc vào giữa tháng 4 tới. Tuy nhiên, điều BS Minh băn khoăn là giá thầu được áp đặt theo giá trúng thầu năm 2010 nên không biết các công ty có bỏ thầu hay không.

Tương tự, dù lượng bệnh nhân không nhiều nhưng Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cũng đang nghe ngóng tình hình cung ứng thuốc cho các bệnh viện lớn thế nào để có sự điều chỉnh phù hợp. Hiện Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cũng chuẩn bị công bố kết quả đấu thầu cung ứng thuốc cho năm 2011, còn thuốc dự trữ chỉ kéo dài đến khoảng tháng 5, 6 là hết.

BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc bệnh viện, cho biết hiện giá thuốc chưa ảnh hưởng gì đến công tác khám chữa bệnh nhưng lâu dài chưa biết thế nào. “Nếu sắp tới các công ty dược đòi tăng giá hoặc không chịu cung ứng thì sẽ báo cáo lên sở y tế để xem xét”, BS Hưng nói.

Một số bệnh viện lớn khác, đặc biệt Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM với lượng bệnh nhân đến khám và điều trị luôn quá tải với 3.000-4.000 bệnh nhi/ngày thì tình hình cung ứng thuốc càng khó khăn hơn nếu các công dược không tuân thủ hợp đồng.

Người bệnh nhận thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Người bệnh nhận thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Một lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hiện vẫn đảm bảo thuốc phục vụ bệnh nhân nhưng do tình hình dịch bệnh tăng cao nên lượng bệnh nhân tăng, nhất là diện BHYT và trẻ dưới 6 tuổi, đòi hỏi lượng thuốc đấu thầu nhiều hơn. “Nếu các công ty dược cung ứng chậm hoặc không chịu cung ứng vì giá cả tăng cao thì chết dỡ”, một lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 băn khoăn.

Trong khi đó, dù trực thuộc Bộ Y tế nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang lo bị “đứt” thuốc tái diễn. Dược sĩ Nguyễn Văn Hồng, Quyền Trưởng khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, cho biết, đến giữa tháng 4 tới mới công bố kết quả trúng thầu cung ứng thuốc năm 2011 cho bệnh viện nhưng nguyên tắc là lấy giá thầu năm 2010 làm chuẩn. Vì vậy, tình hình giá thuốc đang tăng nên không biết các công ty dược có chấp nhận hay không.

Bài học cho thấy, vào tháng 11-2010 vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã “kêu cứu” Bộ Y tế vì thiếu thuốc do số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị, đặc biệt bệnh nhân diện BHYT, vượt tuyến tăng 45% so với cùng kỳ 2009. Dù rằng từ tháng 5-2010 đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy có 3 gói thầu cung ứng thuốc nhưng nguy cơ thiếu có thể xảy ra nếu kết quả trúng thầu sắp tới không được thực hiện nghiêm túc.

  • Công ty dược “dọa” cắt hàng

“Nếu tự ý bỏ thầu hoặc không cung ứng thuốc theo đúng hợp đồng, các công ty dược sẽ bị phạt và cấm tham gia đấu thầu thuốc vào bệnh viện ít nhất 2 năm”

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM

Ghi nhận cho thấy tuần qua không ít công ty dược đã có thông báo miệng hoặc văn bản đến một số bệnh viện đề nghị điều chỉnh một số giá mặt hàng thuốc. Trong đó đáng chú ý là thuốc đặc trị, thuốc nhập khẩu. Tuy nhiên, theo quy định, các công ty dược đã ký hợp đồng bán thuốc cho bệnh viện phải cam kết giữ đúng giá trong vòng một năm. Cho nên bệnh viện không thể chấp nhận tăng giá. Hơn nữa, nếu công ty dược nào tăng giá phải có chứng nhận cho kê khai tăng giá của Cục Quản lý dược Bộ Y tế.

Thực tế là vậy nhưng một số mặt hàng thuốc nhập độc quyền đã bị các công ty dược không nhập nữa hoặc nhập về nhưng “găm” lại, không chịu cung ứng để chờ xin kê khai tăng giá. Trong khi đó, các công ty dược trong nước cũng đang “dở khóc dở cười” vì thuốc đã trúng thầu vào bệnh viện, không cung cấp không được, mà cung cấp thì lỗ.

“Giá các mặt hàng thiết yếu đầu vào tăng liên tục, nhất là nguyên liệu sản xuất thuốc, mà giá thuốc không cho điều chỉnh tăng thì làm sao doanh nghiệp chịu được”, dược sĩ Huỳnh Thị Lan, Tổng Giám đốc Công ty dược MEKOPHAR, phân trần.

Đó là chưa kể nhiều công ty dược phải chịu cảnh “trả chậm” của các bệnh viện nên không thể quay vòng vốn được. Một giám đốc công ty dược khẳng định nếu ngành y tế không cho điều chỉnh tăng giá thuốc cung ứng vào bệnh viện mà cứ áp đặt theo giá trúng thầu năm 2010, chắc chắn từ tháng 5-2011 tới các bệnh viện sẽ thiếu thuốc.

Trước tình hình trên, tin từ Bộ Y tế ngày 1-4 cho biết vừa có văn bản đề nghị Chính phủ chủ trì cuộc họp liên bộ về công tác quản lý giá thuốc, để thống nhất chủ trương xem xét điều chỉnh giá của doanh nghiệp đảm bảo được nguồn cung ứng thuốc và tránh gây thiếu thuốc điều trị.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, giá thuốc cung ứng cho các bệnh viện công lập bằng giá trúng thầu năm 2010. Do biến động kinh tế, nếu các doanh nghiệp tiếp tục không được điều chỉnh giá thuốc, sẽ có nguy cơ một số mặt hàng thuốc doanh nghiệp bỏ thầu do thua lỗ. 

TƯỜNG LÂM

Tin cùng chuyên mục