Những năm tháng ấy, biết bao tác phẩm boléro ra đời như Trăng rụng xuống cầu (Hoàng Thi Thơ), Hai lối mộng (Trúc Phương), Đôi ngả chia ly (Khánh Băng)… Một nhạc sĩ được gọi là “vua tango” - nhạc sĩ Hoàng Trọng từ Bắc vào cũng viết khá nhiều bản rumba-boléro như Cánh hoa yêu, Gió mùa xuân tới, Hương đời đẹp tươi, Mộng đầu, Trăng lên, Trang nhật ký… Cũng về đề tài Huế, kinh kỳ đã để lại một tuyệt phẩm boléro Mưa trên phố Huế. Xứ Đà Lạt cũng được Hoàng Nguyên để lại 2 kiệt tác boléro mà người thưởng thức còn yêu quý đến hôm nay. Đó là Ai lên xứ hoa đào và Bài thơ hoa đào. Còn Tuấn Khanh trước khi đến tuyệt phẩm Chiếc lá cuối cùng cũng đã có những bản boléro làm rung động lòng người như Hoa xoan bên thềm cũ…
Trong khi ở phương Tây, boléro được hàn lâm hóa vào các tác phẩm khí nhạc mà Boléro của M.Raven là điển hình, thì ở Việt Nam nó lại được dân gian hóa. Trải qua hơn nửa thế kỷ, boléro phương Tây đã hóa thân thành boléro xứ Việt mà mạnh mẽ hơn cả là ở đất Nam bộ. Nam bộ đã từng dùng xe đạp, xe gắn máy kéo xe hàng gọi là xe lôi, đã từng khoét lõm phím đàn guitare phương Tây, căng lại thành 5 dây đàn xàng, xê, cống, líu, hồ để đệm cho những giai điệu đờn ca tài tử thật nồng đượm. Cũng chính Nam bộ đã biến boléro phương Tây thành “boléro xứ Việt” tự nhiên đến mức người phương Tây có nghe cũng thấy rằng không còn là của riêng mình nữa, điệu boléro đã hóa thành điệu hát của nhà nông Việt Nam, của đông đảo thường dân Việt Nam. Cái khó nhất ở boléro xứ Việt có lẽ không phải ở giai điệu mà có khi lại chính là lời ca. Lời ca của những ca khúc boléro chẳng những phải tình cảm mùi mẫn, lại cũng cần có chút ít triết lý và cả những thi ảnh đẹp.
Sau ngày thống nhất đất nước, boléro đã trở lại miền Bắc. Nhạc sĩ để lại một ca khúc boléro ấn tượng chính là nhạc sĩ Phan Lạc Hoa, với tác phẩm Tình ca bên bờ sông quan họ (thơ Đỗ Trung Lai). Nhạc sĩ Trần Hoàn cũng có tình khúc boléro về thành Vinh. Boléro ngỡ dễ nhưng cũng rất khó. Bởi vậy, tuy gần đây, các bạn trẻ vẫn viết và sáng tác boléro nhưng sức hấp dẫn chưa được như các bậc tiền bối có lẽ vì còn thiếu những điều nói trên trong lời ca. Boléro xứ Việt sẽ tồn tại lâu dài như cây guitare phím lõm Nam bộ. Một cách nhìn đúng đắn và khách quan sẽ khiến cho boléro đỡ bị mang tiếng “nhạc sến” mặc dù “nhạc sến” rất cần cho đời sống âm nhạc đương đại như nhạc tình xưa kia. Bài ca đất phương Nam của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ (lời Lê Giang) viết cho phim Đất phương Nam nhưng ra với đời như một ca khúc riêng biệt thì hóa thành một bản boléro vừa có giá trị âm nhạc, vừa có giá trị văn học cao.
Tôi vừa có chuyến đi công tác ở Mỹ. Khi gặp và trao đổi cùng các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Mỹ, họ đều nói rằng cứ nghe thấy ở đâu có người hát boléro là họ nhận ra ngay đó là nhạc Việt. Người Việt ở các bang mà đa số là ở quận Cam (Califonia), khu Dochester (Boston), hay Houston (Texas) vẫn thường xuyên hát boléro trong các dịp gặp gỡ, lễ hội. Sức sống của “boléro xứ Việt” dường như đã lan tỏa ra thế giới!
Trong khi ở phương Tây, boléro được hàn lâm hóa vào các tác phẩm khí nhạc mà Boléro của M.Raven là điển hình, thì ở Việt Nam nó lại được dân gian hóa. Trải qua hơn nửa thế kỷ, boléro phương Tây đã hóa thân thành boléro xứ Việt mà mạnh mẽ hơn cả là ở đất Nam bộ. Nam bộ đã từng dùng xe đạp, xe gắn máy kéo xe hàng gọi là xe lôi, đã từng khoét lõm phím đàn guitare phương Tây, căng lại thành 5 dây đàn xàng, xê, cống, líu, hồ để đệm cho những giai điệu đờn ca tài tử thật nồng đượm. Cũng chính Nam bộ đã biến boléro phương Tây thành “boléro xứ Việt” tự nhiên đến mức người phương Tây có nghe cũng thấy rằng không còn là của riêng mình nữa, điệu boléro đã hóa thành điệu hát của nhà nông Việt Nam, của đông đảo thường dân Việt Nam. Cái khó nhất ở boléro xứ Việt có lẽ không phải ở giai điệu mà có khi lại chính là lời ca. Lời ca của những ca khúc boléro chẳng những phải tình cảm mùi mẫn, lại cũng cần có chút ít triết lý và cả những thi ảnh đẹp.
Sau ngày thống nhất đất nước, boléro đã trở lại miền Bắc. Nhạc sĩ để lại một ca khúc boléro ấn tượng chính là nhạc sĩ Phan Lạc Hoa, với tác phẩm Tình ca bên bờ sông quan họ (thơ Đỗ Trung Lai). Nhạc sĩ Trần Hoàn cũng có tình khúc boléro về thành Vinh. Boléro ngỡ dễ nhưng cũng rất khó. Bởi vậy, tuy gần đây, các bạn trẻ vẫn viết và sáng tác boléro nhưng sức hấp dẫn chưa được như các bậc tiền bối có lẽ vì còn thiếu những điều nói trên trong lời ca. Boléro xứ Việt sẽ tồn tại lâu dài như cây guitare phím lõm Nam bộ. Một cách nhìn đúng đắn và khách quan sẽ khiến cho boléro đỡ bị mang tiếng “nhạc sến” mặc dù “nhạc sến” rất cần cho đời sống âm nhạc đương đại như nhạc tình xưa kia. Bài ca đất phương Nam của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ (lời Lê Giang) viết cho phim Đất phương Nam nhưng ra với đời như một ca khúc riêng biệt thì hóa thành một bản boléro vừa có giá trị âm nhạc, vừa có giá trị văn học cao.
Tôi vừa có chuyến đi công tác ở Mỹ. Khi gặp và trao đổi cùng các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Mỹ, họ đều nói rằng cứ nghe thấy ở đâu có người hát boléro là họ nhận ra ngay đó là nhạc Việt. Người Việt ở các bang mà đa số là ở quận Cam (Califonia), khu Dochester (Boston), hay Houston (Texas) vẫn thường xuyên hát boléro trong các dịp gặp gỡ, lễ hội. Sức sống của “boléro xứ Việt” dường như đã lan tỏa ra thế giới!