Cần giải pháp đồng bộ

Theo phân tích của giới chuyên gia kinh tế, kết thúc năm qua, cả nước đạt mức tăng trưởng khá, nhưng còn thấp và thiếu bền vững. Xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ và EU đã gây nhiều khó khăn cản trở hàng Việt Nam vào các thị trường này.

Theo phân tích của giới chuyên gia kinh tế, kết thúc năm qua, cả nước đạt mức tăng trưởng khá, nhưng còn thấp và thiếu bền vững. Xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ và EU đã gây nhiều khó khăn cản trở hàng Việt Nam vào các thị trường này.

Trong nước, một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô còn bất cập, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn chồng chéo, chậm được sửa đổi, bổ sung. Cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển đô thị, đặc biệt như của TPHCM.

Trong khi đó, phía cộng đồng doanh nghiệp, tuy có nhiều tiến bộ, nhưng phần lớn doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vốn sản xuất-kinh doanh ít, phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng nên dễ bị tổn thương bởi các chính sách tiền tệ, lãi suất và biến động giá nguyên liệu nhập khẩu. Xuất phát điểm thấp, phần lớn doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ thấp, năng lực quản lý điều hành hạn chế, phụ thuộc khá lớn vào nguồn máy móc, vật tư, nguyên liệu nhập khẩu nên năng suất lao động, năng lực cạnh tranh chưa cao. Nguồn vốn đầu tư để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu. Trang thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp; năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ bên ngoài đã làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp…

Để giúp cộng đồng doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, giải pháp trước mắt là đẩy mạnh các giải pháp để hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu theo hướng gắn kết phát triển công nghiệp phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp chế tạo phát triển; tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn, giảm nhập siêu. Tổ chức có hiệu quả Chương trình hội chợ triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp tham gia, trao đổi, mua sắm máy móc, thiết bị, trang bị đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Hỗ trợ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cùng phát triển; nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tiếp tục phát huy tốt sự chủ động liên kết, hợp tác phát triển ngày càng có hiệu quả giữa địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, chủ động theo dõi chặt chẽ, nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trong và ngoài nước để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp.

THẢO TIÊN

Tin cùng chuyên mục