Để có những tác phẩm “có bản quyền” này, một số công ty tư nhân đã tìm đến nhà các nhạc sĩ để đặt vấn đề mua đứt tác phẩm với trị giá vài chục triệu đồng. Như với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, đã có người tìm đến thương lượng mua bản quyền của 12 tác phẩm âm nhạc. Khi nhạc sĩ đồng ý ký vào giấy tờ mua bán, 12 tác phẩm này được đơn vị thu mua tận dụng tung ra bán, thu lợi lâu dài từ các doanh nghiệp, công ty tổ chức sự kiện… có nhu cầu sử dụng bài hát. Trong khi đó, với những tác phẩm của mình, chỉ trong 1 quý, nhạc sĩ nhận được tiền tác quyền gần 30 triệu đồng từ VCPMC. Thực tế, đã có không ít tác giả vì hoàn cảnh riêng đã ký hợp đồng bán đứt tác phẩm độc quyền cho các công ty tư nhân.
Thực trạng này được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chia sẻ khi thống kê những con số thu - chi và công việc đã làm được của VCPMC trong năm 2017. Trong năm qua, trung tâm đã thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc ở 17 lĩnh vực, từ biểu diễn, sao chép chương trình truyền hình, băng đĩa, xuất bản sách nhạc, đến các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, karaoke, phòng thu âm, website… đến hơn 59,121 tỷ đồng. Số tiền này được trung tâm tiến hành nhập liệu, lần lượt phân phối, chi trả cho các tác giả, bao gồm cả nhạc Việt Nam và quốc tế hơn 38 tỷ đồng (tăng 9% so với năm trước). Số tiền còn lại sẽ tiếp tục được trung tâm rà soát, phân phối, chi trả trong các quý tiếp theo.
Đến nay vẫn còn nhiều tác giả, nhạc sĩ băn khoăn về việc ký ủy thác qua VCPMC, nhưng thực tiễn trung tâm đã giúp rất nhiều nhạc sĩ nhận được quyền lợi chính đáng của mình. Điển hình, tháng 12-2017 nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung được Trung Tâm CYBELERE của Đức chi trả 5.000 USD tiền bản quyền cho một lần biểu diễn ca khúc Nhật ký của mẹ, đây cũng là bài hát Việt Nam đầu tiên được một nước châu Âu sử dụng và trả tác quyền cao như vậy. Trước đó, nhạc sĩ này cũng nhận được 300 Euro tiền tác quyền từ Trung tâm CASA MUSICA khi trung tâm này đưa Nhật ký của mẹ vào “Tuyển tập những bài hát hay nhất”.
Thực trạng này được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chia sẻ khi thống kê những con số thu - chi và công việc đã làm được của VCPMC trong năm 2017. Trong năm qua, trung tâm đã thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc ở 17 lĩnh vực, từ biểu diễn, sao chép chương trình truyền hình, băng đĩa, xuất bản sách nhạc, đến các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, karaoke, phòng thu âm, website… đến hơn 59,121 tỷ đồng. Số tiền này được trung tâm tiến hành nhập liệu, lần lượt phân phối, chi trả cho các tác giả, bao gồm cả nhạc Việt Nam và quốc tế hơn 38 tỷ đồng (tăng 9% so với năm trước). Số tiền còn lại sẽ tiếp tục được trung tâm rà soát, phân phối, chi trả trong các quý tiếp theo.
Đến nay vẫn còn nhiều tác giả, nhạc sĩ băn khoăn về việc ký ủy thác qua VCPMC, nhưng thực tiễn trung tâm đã giúp rất nhiều nhạc sĩ nhận được quyền lợi chính đáng của mình. Điển hình, tháng 12-2017 nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung được Trung Tâm CYBELERE của Đức chi trả 5.000 USD tiền bản quyền cho một lần biểu diễn ca khúc Nhật ký của mẹ, đây cũng là bài hát Việt Nam đầu tiên được một nước châu Âu sử dụng và trả tác quyền cao như vậy. Trước đó, nhạc sĩ này cũng nhận được 300 Euro tiền tác quyền từ Trung tâm CASA MUSICA khi trung tâm này đưa Nhật ký của mẹ vào “Tuyển tập những bài hát hay nhất”.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung được Trung Tâm CYBELERE (Đức) chi trả 5.000 USD tiền bản quyền cho một lần biểu diễn ca khúc Nhật ký của mẹ
Nhiều nhạc sĩ vui mừng cho biết, khi ký ủy thác với VCPMC, cuộc sống kinh tế được cải thiện và ổn định hơn. Không ít nhạc sĩ nhìn nhận, tiền tác quyền được nhận qua VCPMC cũng là nguồn thu nhập ổn định. VCPMC luôn tích cực giúp đỡ các nhạc sĩ trong việc tranh chấp tác quyền với những đơn vị trong và ngoài nước, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng, cải thiện nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống của người sáng tác.