Cái chợ của người Việt dù có đông đảo bán mua và phong phú hàng hóa đến đâu cũng chỉ có thể so sánh bằng cách gọi là “chợ lớn” hay “chợ nhỏ” mà thôi. Người Việt khi có nhu cầu về một mặt hàng nào đó với số lượng cực lớn sẽ thành lập ra những cái chợ chuyên doanh. Chợ thóc gạo, chợ muối, chợ cá, chợ rau xanh, chợ hoa ở những vùng sản xuất lớn các mặt hàng ấy luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu mua bán buôn. Bình thường ra thì chợ làng, chợ thành phố, quanh đi quẩn lại chỉ bán mua lẻ những thứ nhu yếu phẩm hàng ngày. Mớ rau, con cá, cái nồi, con dao, cái quần, cái áo… những mặt hàng bình dân có giá cả đắt rẻ theo ngày. Vậy là “chợ lớn” hay “chợ nhỏ” chỉ có ý nghĩa về mặt kích thước địa lý mà không bao hàm quy mô về chủng loại hàng hóa. Ngôi chợ dù ở nông thôn hay thành phố không phải là nơi có thể bán mua quá nhiều mặt hàng.
Người Việt quen với ngôi chợ của mình chắc hẳn đã hàng ngàn năm rồi. Bán mua ở đấy theo phiên chợ. Thường là 5 ngày một phiên. Đại khái như chợ Bưởi ở Hà Nội họp vào ngày 4 và ngày 9 âm lịch. Phiên chợ Mơ họp vào ngày 2 và ngày 7. Chợ Đồng Xuân chủ yếu bán buôn với các quầy hàng cố định ngày nào cũng họp. Hàng quán cố định được sắp xếp vào những khu vực riêng. Đi chợ vài lần có thể nhớ rõ. Những mặt hàng tươi sống theo mùa vụ cũng có nơi họp riêng. Thuận tiện cho cả bán mua lẫn vệ sinh hàng quán. Định đi chợ mua hương, mua hoa cúng rằm thường chỉ cần đến cổng là chợ nào cũng có. Chẳng phải luồn lách qua những hôi hám nhớp nháp dãy hàng bán gà vịt tôm cá làm gì.
Người Việt cũng quen với cách thức bán mua từ ngàn đời để lại. Bất kể chợ thành thị hay nông thôn đều có cách mặc cả, trả giá và nói thách như nhau. Người ta coi đó là chuyện thường tình và nhiều người còn coi là một thú vui trong việc mua bán. Thực ra nói thách và mặc cả ít nhiều chỉ là để hai bên tiến dần đến giá cả chính thức có thể bán mua. Nó không chênh lệch quá nhiều với giá ban đầu bên bán đưa ra. Cũng không thấp đến mức bên mua mong muốn. Hoàn toàn không phải là trò lừa bịp kẻ chợ như nó từng mang tiếng. Người bán và người mua đều phải có hiểu biết nhất định về mặt hàng mà mình quan tâm. Nếu không sẽ mua bán hớ hênh ít nhiều. Đó chính là nét đặc sắc của văn hóa chợ Việt.
Cuộc sống thị dân ngày càng cồng kềnh với những nhu cầu phát sinh không thể thiếu. Cái chợ trong phố dù lớn đến đâu cũng khó mà đáp ứng toàn bộ những nhu cầu ấy. Đó là còn chưa kể những khu chung cư khổng lồ có đến hàng vạn người ở luôn nằm ở những vị trí xa xôi không bao giờ gần với những ngôi chợ phố, chợ làng. Cũng không có một ngôi chợ nào đủ sức cung ứng cho đời sống hàng ngày của cư dân một chung cư như thế. Siêu thị ra đời như một tất yếu. Vài khu phố trong nội thành đều đã mọc ra những siêu thị lớn. Những chung cư lớn ven nội thường lấy một tầng hầm thênh thang làm nơi bán mua sinh hoạt cộng đồng. Trong đó không thể thiếu một siêu thị.
Ban đầu thị dân tương đối khó làm quen với việc mua hàng theo giá niêm yết. Nó hao hao giống như ngày bao cấp mua hàng mậu dịch. Không có chuyện mặc cả bao giờ. Lựa chọn hàng hóa ở siêu thị cũng chỉ nhìn vào giá cả để so sánh phần nào chất lượng của nó mà thôi. Vẫn giống như ngày bao cấp. Và khâu xếp hàng trả tiền dài dằng dặc lại càng giống, khiến cho nhiều người nản chí. Nỗi ấm ức của những “thượng đế khách hàng” bỗng nhiên mất đi ngôi vị vừa giành được ít lâu là có thật. Nhưng đã chẳng thể kéo dài. Người ở phố phải thừa nhận lối mua bán trong siêu thị là văn minh, hiện đại khi bắt đầu có những mở mang tiếp xúc với nhiều nơi trên thế giới. Đó là giải pháp cho mọi đô thị tập trung đông người với ách tắc giao thông triền miên. Đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất cho việc tiết kiệm khoảng thời gian không dư dả của thị dân những thành phố lớn. Ta có thể dành ra vài giờ đồng hồ trong ngày nghỉ đi siêu thị mua sắm từ đồ ăn, quần áo cho đến những máy móc và đồ đạc trong nhà.
Vài ngôi chợ trong phố bây giờ vẫn còn duy trì được cách họp chợ theo phiên. Chợ Bưởi vẫn ngày 4, ngày 9 và chợ Mơ vẫn đúng ngày 2, ngày 7. Tất nhiên đó là hai khu chợ tự phát mọc lên bên cạnh chợ cũ nay đã xây cất thành những trung tâm mua sắm lớn. Ở chợ phiên chỉ bán những mặt hàng cây cảnh, thú cưng và những đồ chơi cả cổ lẫn mới dành cho người còn giữ những đam mê thuở nào. Thành phố vẫn còn xao xuyến nhớ nhung những nét sinh hoạt phố phường xưa cũ bằng chợ phiên không phải chỉ có ở Việt Nam. Ngay cả Paris, London, Amsterdam hay Barcelona… cũng đều có.
Người Việt quen với ngôi chợ của mình chắc hẳn đã hàng ngàn năm rồi. Bán mua ở đấy theo phiên chợ. Thường là 5 ngày một phiên. Đại khái như chợ Bưởi ở Hà Nội họp vào ngày 4 và ngày 9 âm lịch. Phiên chợ Mơ họp vào ngày 2 và ngày 7. Chợ Đồng Xuân chủ yếu bán buôn với các quầy hàng cố định ngày nào cũng họp. Hàng quán cố định được sắp xếp vào những khu vực riêng. Đi chợ vài lần có thể nhớ rõ. Những mặt hàng tươi sống theo mùa vụ cũng có nơi họp riêng. Thuận tiện cho cả bán mua lẫn vệ sinh hàng quán. Định đi chợ mua hương, mua hoa cúng rằm thường chỉ cần đến cổng là chợ nào cũng có. Chẳng phải luồn lách qua những hôi hám nhớp nháp dãy hàng bán gà vịt tôm cá làm gì.
Người Việt cũng quen với cách thức bán mua từ ngàn đời để lại. Bất kể chợ thành thị hay nông thôn đều có cách mặc cả, trả giá và nói thách như nhau. Người ta coi đó là chuyện thường tình và nhiều người còn coi là một thú vui trong việc mua bán. Thực ra nói thách và mặc cả ít nhiều chỉ là để hai bên tiến dần đến giá cả chính thức có thể bán mua. Nó không chênh lệch quá nhiều với giá ban đầu bên bán đưa ra. Cũng không thấp đến mức bên mua mong muốn. Hoàn toàn không phải là trò lừa bịp kẻ chợ như nó từng mang tiếng. Người bán và người mua đều phải có hiểu biết nhất định về mặt hàng mà mình quan tâm. Nếu không sẽ mua bán hớ hênh ít nhiều. Đó chính là nét đặc sắc của văn hóa chợ Việt.
Cuộc sống thị dân ngày càng cồng kềnh với những nhu cầu phát sinh không thể thiếu. Cái chợ trong phố dù lớn đến đâu cũng khó mà đáp ứng toàn bộ những nhu cầu ấy. Đó là còn chưa kể những khu chung cư khổng lồ có đến hàng vạn người ở luôn nằm ở những vị trí xa xôi không bao giờ gần với những ngôi chợ phố, chợ làng. Cũng không có một ngôi chợ nào đủ sức cung ứng cho đời sống hàng ngày của cư dân một chung cư như thế. Siêu thị ra đời như một tất yếu. Vài khu phố trong nội thành đều đã mọc ra những siêu thị lớn. Những chung cư lớn ven nội thường lấy một tầng hầm thênh thang làm nơi bán mua sinh hoạt cộng đồng. Trong đó không thể thiếu một siêu thị.
Ban đầu thị dân tương đối khó làm quen với việc mua hàng theo giá niêm yết. Nó hao hao giống như ngày bao cấp mua hàng mậu dịch. Không có chuyện mặc cả bao giờ. Lựa chọn hàng hóa ở siêu thị cũng chỉ nhìn vào giá cả để so sánh phần nào chất lượng của nó mà thôi. Vẫn giống như ngày bao cấp. Và khâu xếp hàng trả tiền dài dằng dặc lại càng giống, khiến cho nhiều người nản chí. Nỗi ấm ức của những “thượng đế khách hàng” bỗng nhiên mất đi ngôi vị vừa giành được ít lâu là có thật. Nhưng đã chẳng thể kéo dài. Người ở phố phải thừa nhận lối mua bán trong siêu thị là văn minh, hiện đại khi bắt đầu có những mở mang tiếp xúc với nhiều nơi trên thế giới. Đó là giải pháp cho mọi đô thị tập trung đông người với ách tắc giao thông triền miên. Đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất cho việc tiết kiệm khoảng thời gian không dư dả của thị dân những thành phố lớn. Ta có thể dành ra vài giờ đồng hồ trong ngày nghỉ đi siêu thị mua sắm từ đồ ăn, quần áo cho đến những máy móc và đồ đạc trong nhà.
Vài ngôi chợ trong phố bây giờ vẫn còn duy trì được cách họp chợ theo phiên. Chợ Bưởi vẫn ngày 4, ngày 9 và chợ Mơ vẫn đúng ngày 2, ngày 7. Tất nhiên đó là hai khu chợ tự phát mọc lên bên cạnh chợ cũ nay đã xây cất thành những trung tâm mua sắm lớn. Ở chợ phiên chỉ bán những mặt hàng cây cảnh, thú cưng và những đồ chơi cả cổ lẫn mới dành cho người còn giữ những đam mê thuở nào. Thành phố vẫn còn xao xuyến nhớ nhung những nét sinh hoạt phố phường xưa cũ bằng chợ phiên không phải chỉ có ở Việt Nam. Ngay cả Paris, London, Amsterdam hay Barcelona… cũng đều có.