Chưa làm chủ kỹ thuật công trình dạng tháp cao

Kết luận nguyên nhân vụ đổ tháp ăng ten phát sóng tại Đồng Hới (Quảng Bình) trong cơn bão số 1, khiến 2 người chết, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cho rằng có thể là do tháp không thiết kế đúng với tải trọng gió tự nhiên, thi công không đúng yêu cầu thiết kế, trong quá trình vận hành lại lắp đặt thêm tải trọng hoặc công trình không được bảo hành bảo trì đúng quy định. Trước đó, vụ đổ tháp truyền hình ở Nam Định hồi tháng 10-2012 cũng đã được Bộ Xây dựng kết luận tương tự.

Kết luận nguyên nhân vụ đổ tháp ăng ten phát sóng tại Đồng Hới (Quảng Bình) trong cơn bão số 1, khiến 2 người chết, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cho rằng có thể là do tháp không thiết kế đúng với tải trọng gió tự nhiên, thi công không đúng yêu cầu thiết kế, trong quá trình vận hành lại lắp đặt thêm tải trọng hoặc công trình không được bảo hành bảo trì đúng quy định. Trước đó, vụ đổ tháp truyền hình ở Nam Định hồi tháng 10-2012 cũng đã được Bộ Xây dựng kết luận tương tự.

Rất tiếc, đấy chỉ là bề nổi của vấn đề. Thực tế, rất nhiều cột tháp được mua từ nước ngoài và đưa về Việt Nam lắp đặt, nên không kiểm soát được quá trình tính toán thiết kế và gia công chế tạo. Thậm chí, người ta quan niệm đây là thiết bị, mà quy trình quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị khác hẳn so với quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đối với thiết bị, chủ yếu chỉ quan tâm đến chạy thử không tải, có tải, đơn động, liên động… mà không quan tâm đến quá trình tính toán, kiểm tra vật liệu đầu vào trong thi công và nghiệm thu từng công tác, giai đoạn và hạng mục công trình, đối chiếu với yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật… để làm cơ sở đánh giá bằng chuyên môn chất lượng công trình xây dựng.

Ăng ten làm bằng kết cấu thép theo tải trọng chịu tác động bởi điều kiện khí tượng tự nhiên, động đất, trọng lực, quán tính, chấn động nổ. Đây là dạng công trình mềm dẻo, độ ổn định kém và rất nguy hiểm với 2 dạng tự dao động gây ra bởi gió giật và chấn động. Thời gian qua ở Việt Nam mới chỉ chứng kiến sự cố do gió bão gây ra, nhưng không phải vì thế mà không cần quan tâm đến dạng tự dao động do chấn động, đặc biệt là động đất khi thiết kế.

Lý thuyết là như thế, nhưng trong thực tế có nhiều bất cập, bất hợp lý trong cách lắp đặt các công trình kết cấu dạng tháp cao. Tôi đã được đọc một báo cáo kinh tế kỹ thuật di dời cột ăng ten cao 125m tại một địa phương và nhận thấy chất lượng tư vấn kém, nhiều bất hợp lý trong các vấn đề về pháp lý, kinh tế và kỹ thuật. Bởi về mặt kỹ thuật, tại thời điểm phê duyệt để thực hiện chưa đủ cơ sở để khẳng định khả năng chịu lực của công trình (việc kiểm định khả năng chịu lực chỉ dùng mắt thường để đánh giá và kết luận đề nghị chủ đầu tư bảo trì). Về mặt kinh tế, hàng loạt đơn giá tạm tính áp dụng tùy tiện, chồng chéo, không có cơ sở. Về pháp lý, để hợp thức hóa các đơn giá bất thường nêu trên, trong báo cáo kinh tế kỹ thuật đã đề xuất xé nhỏ dự án ra để chỉ định thầu.

Được biết, tới đây, dự kiến Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo kiểm định lại các công trình dạng tháp cao trên 100m, tính toán lại kết cấu, chất lượng công trình, công tác bảo trì và kiểm tra lại tải trọng treo trên tháp. Lúc này không phải là lúc bàn luận và dự kiến nữa, mà cần phải phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các sai sót có thể dẫn đến sự cố các công trình kết cấu dạng tháp cao.

KS HÀ ĐĂNG TIẾN

Tin cùng chuyên mục