Chuyên gia bảo tồn: Đưa gỗ sưa vào bảo tàng là phù hợp

Ngày 12-3 liên quan đến việc gốc gỗ sưa quý hiếm tìm thấy ở suối ngầm Troóc (Phúc Trạch, Bố Trạch) được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện xử lý, làm sạch để đưa vào Bảo tàng tỉnh trưng bày thu hút sự quan tâm của giới bảo tồn và người dân nhiều nơi.
Chuyên gia bảo tồn: Đưa gỗ sưa vào bảo tàng là phù hợp

(SGGPO).- Ngày 12-3 liên quan đến việc gốc gỗ sưa quý hiếm tìm thấy ở suối ngầm Troóc (Phúc Trạch, Bố Trạch) được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện xử lý, làm sạch để đưa vào Bảo tàng tỉnh trưng bày thu hút sự quan tâm của giới bảo tồn và người dân nhiều nơi.

Giới bảo tồn động thực vật ở di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho rằng, đó là quyết định phù hợp vì loài thực vật này gần như tuyệt chủng ngoài tự nhiên này. Sưa có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Chuyên gia bảo tồn: Đưa gỗ sưa vào bảo tàng là phù hợp ảnh 1

Khúc gỗ sưa khổng lồ được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ảnh: Minh Phong

Theo Liên minh bảo tồn quốc tế IUCN, năm 1997 sưa được đưa vào hạng VU - nguy cấp tuyệt chủng. Ngày nay, loài này báo động ở mức tuyệt chủng cao. Ở Việt Nam, sưa được xếp vào nhóm quý hiếm 1A theo nghị định 32/2006/ND-CP, cấm khai thác buôn bán dưới mọi hình thức với sưa tự nhiên, bảo tồn nghiêm ngặt dưới mọi hình thức.

Chuyên gia bảo tồn Nguyễn Duy Lương đánh giá: “Việc đưa khúc gỗ sưa này vào bảo tàng là phù hợp. Do sưa ở vùng Quảng Bình chủ yếu sống trên núi đá nên những gốc lớn như thế rất hiếm, nó có thể có độ tuổi hàng trăm năm thậm chí cả ngàn năm. Đưa vào bảo tàng, sẽ giúp cho khoa giải phẫu thực vật hiểu rõ, cây sưa sinh trưởng như thế nào, và các biển đổi khí hậu thời nó sống  ra sao, sẽ được tái hiện và hiểu biết rõ ràng. Nó cũng có nhiều ý nghĩa khoa học khác để phục vụ nghiên cứu”.

Hiện cơ quan kiểm lâm Quảng Bình đang lấy mẫu để gửi Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam xem xét tổng thể khối gỗ này.

Minh Phong

>> Quảng Bình: Sẽ đưa khúc gỗ sưa “khổng lồ” vào bảo tàng

Tin cùng chuyên mục