Cơ hội xuất khẩu bền vững

Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến nay, Việt Nam đã qua ba vòng đàm phán Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT) của EU nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu phải được sản xuất từ nguyên liệu gỗ hợp pháp. Qua đó, chỉ những sản phẩm có chứng chỉ FLEGT mới “rộng cửa” vào thị trường EU. Trọng tâm của kế hoạch hành động này là những Thỏa thuận Đối tác tự nguyện (VPA) đối với các nước sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ mong muốn loại bỏ gỗ bất hợp pháp trong thương mại với EU. Việc thực hiện VPA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán được giá cao hơn cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm thiểu tình trạng chế biến gỗ bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia. Dự kiến, các chương trình thảo luận sẽ khép lại và kết thúc đàm phán VPA vào cuối năm 2014.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến nay, Việt Nam đã qua ba vòng đàm phán Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT) của EU nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu phải được sản xuất từ nguyên liệu gỗ hợp pháp. Qua đó, chỉ những sản phẩm có chứng chỉ FLEGT mới “rộng cửa” vào thị trường EU. Trọng tâm của kế hoạch hành động này là những Thỏa thuận Đối tác tự nguyện (VPA) đối với các nước sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ mong muốn loại bỏ gỗ bất hợp pháp trong thương mại với EU. Việc thực hiện VPA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán được giá cao hơn cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm thiểu tình trạng chế biến gỗ bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia. Dự kiến, các chương trình thảo luận sẽ khép lại và kết thúc đàm phán VPA vào cuối năm 2014.

Trước đó, ngày 31-10-2012, EU cũng đã thông qua Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới có hiệu lực 10 năm, áp dụng kể từ ngày 1-1-2014, đưa Việt Nam vào danh sách các nước được hưởng GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đã từng bị xếp vào nhóm hàng đã có quy mô lớn như giày dép. Mục đích của GSP là hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua việc tạo thuận lợi cho các nước này xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu. Quy chế được thực hiện dưới hình thức giảm thuế cho hàng hóa của các nước đang phát triển khi xuất khẩu sang thị trường EU. Rõ ràng, GSP đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều thuận lợi.

EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15% - 20%. Năm 2013, thương mại Việt Nam-EU đạt 33,78 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 24,3 tỷ USD. Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều Việt Nam- EU là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh trực tiếp, cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao, thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung bình, hàng nông sản thô. Tính đến năm 2013, đã có 24/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1.913 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 33,25 tỷ USD; riêng Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 107 triệu USD.

Mặc dầu Việt Nam đã và đang có những lợi thế nêu trên, nhưng để tiếp tục nâng cao giá trị tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và EU nói riêng và xuất khẩu nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa cũng như nắm rõ các quy định khi tham gia thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh lâu dài để đáp ứng các yêu cầu của thị trường này cũng như phát triển bền vững. Về phía quản lý nhà nước, nhanh chóng hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống pháp luật cũng như cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Mặt khác, cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Đây là con đường cơ bản nhất cũng là cơ hội để tăng năng lực xuất khẩu bền vững nói chung và khu vực EU nói riêng.

THẢO TIÊN

Tin cùng chuyên mục