Trong số đó, 35 doanh nghiệp có mức độ rủi ro ở mức độ A và 4 doanh nghiệp có mức độ rủi ro ở mức độ H. Đa số doanh nghiệp nằm trong danh sách này thuộc lĩnh vực xây dựng, tư vấn xây dựng và có cả văn phòng thừa phát lại. Về mức độ rủi ro, độ A là doanh nghiệp không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất như nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, phương tiện vận tải, cửa hàng và các cơ sở vật chất khác. Mức độ B là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi. Mức độ C là doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Mức độ D là doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng hơn 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm quyết toán.
Mức độ H là doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.
Các tin, bài viết khác
-
Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư
-
Giải ngân vốn FDI cao kỷ lục
-
Ngành hải quan thu thuế vượt 12% chỉ tiêu
-
Những thương vụ M&A lớn nhất năm 2019
-
TPHCM: Doanh nghiệp bất động sản có số nợ thuế cao nhất
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tra cứu dịch vụ pháp lý trên mạng
-
Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 1,7 triệu tỷ đồng
-
Khởi đầu nền kinh tế tuần hoàn
-
Biểu quyết nhà chung cư tính trên m2
-
Hà Nội: Đề nghị công an điều tra các công ty nợ BHXH kéo dài