Chiều 8-9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TPHCM. Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải chủ trì buổi họp báo.
Hơn 14.000 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19
Mở đầu buổi họp báo, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải cho biết, tính đến 18 giờ ngày 7-9 có 266.365 trường hợp mắc Covid-19 phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố, trong đó có 265.905 trường hợp mắc trong cộng đồng, 460 trường hợp nhập cảnh. Hiện đang điều trị 40.762 người.
Trong ngày 7-9, có 3.616 bệnh nhân xuất viện, tổng số bệnh nhân xuất viện cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay là 137.208 trường hợp. Có 268 trường hợp tử vong trong ngày, tổng số tử vong cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay 11.206. Đến hết ngày 7-9, TPHCM có 6.884.159 người đã được tiêm vaccine.
Về công tác an sinh, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết, lũy kế từ ngày 15-8 đến ngày 8-9, tổng số túi an sinh đã chuyển cho quận, huyện và TP Thủ Đức là 1.733.375.
Việc phối hợp tổ chức cho người dân về các địa phương, đến ngày 7-9, TP đã đưa hơn 28.000 người về các địa phương. Việc tiếp nhận người về các địa phương dựa trên cơ sở khả năng bố trí khu cách ly, các điều kiện y tế phòng, chống dịch của từng địa phương, trên cơ sở đó các địa phương sẽ có văn bản chính thức cho TPHCM để hỗ trợ. UBND TPHCM sẽ giao Sở GT-VT là đầu mối phối hợp với hội đồng hương và các sở, ngành liên quan của các tỉnh, thành để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trở về địa phương.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, đối với trẻ em mắc Covid-19, sức khỏe cơ bản tốt hơn người lớn, số cháu có bệnh nền ít hơn người lớn và có sức đề kháng tốt. Diễn tiến trẻ mắc Covid-19 cũng ít nguy kịch hơn. Tuy nhiên, việc chăm sóc các bé mắc Covid-19 cũng gặp nhiều khó khăn như: khi các bé mắc bệnh phải có người lớn đi kèm chăm sóc, nhất là đối với các bé còn nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chăm sóc các bé cũng mắc bệnh khiến việc chăm sóc cho cả bé và phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn.
Liên quan đến việc cấp phát túi thuốc cho bệnh nhân F0, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho rằng, đối với túi thuốc A và B, TPHCM đã chuẩn bị hơn 150.000 túi; phát về cho các quận, huyện và TP Thủ Đức hơn 130.000 túi. Tính đến ngày 8-9, đã có 83.821 F0 nhận được túi thuốc A, B từ nguồn TPHCM.
Đối với túi thuốc C, Bộ Y tế đã phân bổ cho TPHCM khoảng 50.000 túi. TPHCM đã cấp về cho các quận huyện và TP Thủ Đức 16.000 túi để cung cấp cho F0 điều trị tại nhà, đến ngày 8-9, đã có 7.988 F0 nhận được túi thuốc C.
“Mặc dù cho đến nay, nói chung các túi thuốc đảm bảo cho số lượng F0, tuy nhiên để chủ động nguồn thuốc để cung ứng cho người dân, Sở Y tế đã có đề xuất với UBND TPHCM có kế hoạch chuẩn bị thêm 200.000 túi thuốc A, B và việc mua thêm nguồn thuốc này sẽ được thực hiện trong 2 đợt để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết”, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng thông tin. |
Phát hiện 200 trường hợp đặt đơn hàng nhưng không lấy
Trước thông tin người dân “bom hàng” đối với lực lượng đi chợ giúp, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, Công an TPHCM đã làm việc với các đơn vị liên quan, bước đầu xác nhận tại TP Thủ Đức, quận 4, 6, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú có 200 trường hợp đặt đơn hàng nhưng không lấy.
Qua tìm hiểu, dẫn đến tình trạng này có nhiều lý do: một số người dân không rành công nghệ dẫn đến đặt hàng trùng đơn, không biết cách hủy đơn; đặt chưa chính xác nên không tìm được địa chỉ (địa chỉ giao hàng ở Bình Dương); đã hủy nhưng hệ thống không cập nhật dẫn đến vẫn giao hàng; có trường hợp đơn hàng đặt quá lâu, giao quá trễ nên họ từ chối nhận; họ đã nhận hàng rồi nhưng vẫn giao tiếp nên không nhận; có trường hợp người dân đi cách ly y tế nên không nhận được hàng; bên cung cấp giao không đúng mặt hàng đã đặt, không đủ số lượng hàng hoặc giao nhầm đơn nên cũng bị người dân từ chối nhận hàng…
“Hiện Công an TPHCM đã chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục làm rõ việc đặt hàng nhưng không nhận, gây khó khăn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay; đặc biệt, tập trung xác minh một số trường hợp nghi vấn quấy rối để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin. |
Nếu chốt trạm không có nhân viên y tế, công an tại chốt sẽ thông báo cho y tế địa phương phối hợp xử lý. Nếu F0 đó có giấy đi đường sẽ bị thu hồi ngay, ghi sổ theo dõi để báo cáo trung tâm, hỗ trợ y tế xác minh điều tra dịch tễ, sau khi làm rõ nguyên nhân; nếu F0 đó có sai phạm các điều kiện khi lưu thông sẽ lập biên bản xử lý theo quy định.
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, ngày đầu tiên triển khai quét mã QR bằng camera với quy mô rộng trên toàn TPHCM, từ 2 điểm đến nay đã có 78 điểm. Tuy nhiên, quá trình thao tác thực hiện, kinh nghiệm thực hiện còn có những bất cập.
Trước một số bất cập được phản ánh, Công an TPHCM đã định hướng các đơn vị khắc phục. Với các chốt có lưu lượng đông thì tăng cường đầu quét. Một điểm có thể có 2- 3 thiết bị đọc mã QR để tránh ùn ứ.
Công an TP cũng hướng dẫn công an các đơn vị thực hiện tốt phân vùng giữa ô tô, xe máy. Bên cạnh đó là cung cấp SIM 4G để tăng tốc độ đường truyền, đồng thời trao đổi với các chốt để xem kinh nghiệm, cách làm hay để trao đổi với các đơn vị khác.
Đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy để điều trịTheo ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM về bổ sung, tăng cường oxy cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19, sở đã phối hợp các đơn vị liên quan đầu tư trang bị hệ thống oxy cho các bệnh viện. Hiện nay tổng số giường bệnh có hệ thống oxy thở là 11.500 giường. Thời gian tới Sở Xây dựng sẽ phối hợp các đơn vị lắp đặt thêm khoảng 3.500 giường bệnh có trang bị oxy. Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng phối hợp các đơn vị lắp đặt 114 thùng oxy lỏng các loại, đang vận hành oxy chai với khoảng 9.500 chai để cung cấp cho các bệnh viện điều trị, trạm y tế lưu động, các điểm tập kết oxy trên địa bàn TPHCM. Dự kiến, TPHCM sẽ cung cấp khoảng 13.000 chai oxy, nguồn cung cấp này từ nguồn huy động Sở Công thương và doanh nghiệp hỗ trợ. Tính đến hiện nay, nhu cầu cung cấp oxy để điều trị đảm bảo đáp ứng. Ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM báo cáo tại buổi họp báo Về phương thức vận chuyển các chai oxy, UBND TPHCM giao Bộ Tư lệnh thực hiện công tác vận chuyển các chai oxy cho các bệnh viện, còn Thành đoàn vận chuyển các chai oxy cho các trung tâm y tế lưu động, các điểm tập kết tại các quận, huyện và TP Thủ Đức thông qua các lực lượng thanh niên xung và Sở GT-VT, tham gia chương trình do Thành đoàn điều động. 16 giờ hàng ngày, Sở Y tế cung ứng nguồn dự kiến chai oxy cần thiết về cho Bộ Tư lệnh phục vụ công tác điều trị và cho các bệnh viện. |