Đan lợp mùa nước nổi

Cồn Cốc, xã Phước Hưng, huyện An Phú nổi tiếng khắp An Giang với nghề đánh bắt cá linh và đan lợp. Bạn phải qua phà Vĩnh Lộc, rồi đi tiếp khoảng 3km, qua một cây cầu dây văng mới vào đến cồn Cốc.
Đan lợp mùa nước nổi

Cồn Cốc, xã Phước Hưng, huyện An Phú nổi tiếng khắp An Giang với nghề đánh bắt cá linh và đan lợp. Bạn phải qua phà Vĩnh Lộc, rồi đi tiếp khoảng 3km, qua một cây cầu dây văng mới vào đến cồn Cốc.

Chơi vơi giữa sông nước, cồn Cốc hiện có khoảng 100 gia đình, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, rẫy vào mùa khô. Đến mùa nước nổi, họ thu hoạch con tôm, con cá từ thượng nguồn theo về. Nghề đan lợp bắt cá cũng từ đó hình thành và phát triển. Lợp làm ra không chỉ tiêu thụ trong vùng mà còn xuất bán ở Campuchia, có năm đến vài chục ngàn cái, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động bản xứ.

Chẻ từ gốc tre để làm nang.

Chẻ từ gốc tre để làm nang.

Lắp ráp thành chiếc lợp hoàn chỉnh.

Lắp ráp thành chiếc lợp hoàn chỉnh.

Nhưng những năm gần đây, mùa lũ về muộn, ít nước, ít cá, vì thế nhu cầu tiêu thụ lợp cũng giảm theo. Lao động trong làng phải đi kiếm sống ở những địa phương khác, còn lại một số bám đất, duy trì việc làm vài ngàn cái lợp để mưu sinh. Chúng tôi về cồn Cốc vào hạ tuần tháng 8 năm nay thấy nước đã phủ kín những cánh đồng.

Ông Út Tòng, người được mệnh danh vua lợp xứ này, dẫn chúng tôi vào tận khu vực sản xuất. Với thâm niên hàng chục năm, lợp do ông làm ra có độ bền cao lại bắt được nhiều cá, nên dân trong vùng và bên Campuchia rất ưa chuộng. “Năm nay, nước về sớm, dự báo đỉnh lũ khá cao và tất nhiên cá nhiều, nên hy vọng lợp làm ra bán được nhiều hơn mấy năm trước”, ông Út Tòng hồ hởi nói.

Hơ nóng để hoàn chỉnh nang.

Hơ nóng để hoàn chỉnh nang.

Công đoạn dệt đăng.

Công đoạn dệt đăng.

Để làm được 1 chiếc lợp hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, rất công phu. Đầu tiên, phải lựa cây tre to tròn, đốt dài đều. Phần dưới gốc có độ cứng cao được chẻ ra thành nang để làm chân lợp. Các đốt phía trên mềm, dẻo, dùng làm phần vành, đáy và nang để đan đăng lợp.

Riêng vành lợp, sau khi uốn cong, sẽ được phơi nắng, nhằm khử hết mùi cây tre (nếu còn mùi cá sẽ không vào)... Khi mọi cấu kiện đã hoàn thành việc xử lý ban đầu, người thợ mới lắp ráp thành chiếc lợp.

Ông Út Tòng cho biết, nếu làm nhanh, 1 người có thể làm hoàn chỉnh 3- 5 chiếc lợp/ngày. Nghề này chủ yếu lấy công làm lời, thông thường giá mỗi chiếc lợp được bán khoảng 30.000 đồng, trừ chi phí, mỗi nhân công kiếm được cũng vài chục ngàn đồng/ngày, đủ sống. 

QUANG BẢO

Tin cùng chuyên mục