Tuyên truyền cổ động chương trình

“Dân ta phải biết sử ta”, là cách dạy sử tốt

Mùa thi phổ thông, đại học, cao đẳng những năm qua luôn rộ lên  những thông tin về sự yếu kém trong kiến thức lịch sử của thí sinh, khiến xã hội lại bàn đến mối lo “mất gốc” của giới trẻ. Thực ra, tình trạng này đã xuất hiện từ lâu.

Cuộc điều tra với chủ đề “Thanh niên TPHCM trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc” đã đưa con số: Trong 1.800 người được hỏi, gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 65% với Trương Định, 49% với Trần Quốc Toản, 73% không biết lai lịch tên đường phố nơi họ sinh sống..., trong khi đó có đến 86% người biết rành rọt về danh thủ Maradona và 86% đối với danh ca Michael Jackson (Báo Lao Động ngày 20-8-2006)... Tôi e rằng nếu bây giờ điều tra lại, có thể kết quả còn tệ hơn!

Một trong những biện pháp “Dân ta phải biết sử ta” như Báo SGGP đưa (mục Bạn đọc ngày 9-4-2007) là treo các băng rôn trên các tuyến đường TPHCM, tuyên truyền và tóm tắt công lao của các anh hùng dân tộc đến các thanh thiếu niên (học sinh, sinh viên) cũng là một trong những cách tuyên truyên đáng hoan nghênh.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cung cấp một lượng kiến thức lịch sử cho học sinh, sinh viên trong các kỳ thi. Thông qua đó, thanh thiếu niên cũng thông thạo thêm sử ta, biết dân tộc ta luôn kiên cường, bất khuất trong các giai đoạn lịch sử, biết được công lao dựng và giữ nước của ông cha ta… Từ đó họ tự ý thức, luôn phấn đấu, thể hiện vai trò trách nhiệm của một công dân Việt Nam.

N.H.

Tin cùng chuyên mục